Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước Mỹ hoang mang trước thềm bầu cử

Chỉ còn hơn nửa năm nữa, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra. Một nước Mỹ nhiều hoang mang và hoài nghi chờ đón nhà lãnh đạo mới.

Hai ứng viên đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng: Donald Trump và Hillary Clinton. Ảnh: State Department

Hiện tại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ, dù Thượng nghị sĩ Bernie Sanders còn bám trụ trong cuộc đua. Ở phía đảng Cộng hòa, tỷ phú khoa trương Donald Trump dẫn đầu, trong khi Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thống đốc John Kasich chưa hết cơ hội.

Vẫn chưa thể khẳng định ai sẽ là người được chọn làm đại diện của hai đảng để tranh cử tổng thống. Giới truyền thông và những người quan tâm tới chính trị của Mỹ đang bị bủa vây bởi vô vàn khả năng khác nhau.

Liệu Donald Trump có giành được đề cử của đảng Cộng hoà, hay bà Clinton sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên? Nhiều đảng viên Cộng hòa lo sợ một cuộc đọ sức giữa Trump với Clinton.

Bà Clinton có những điểm yếu như giới trẻ không tin tưởng vào bà hay vụ bê bối sử dụng email cá nhân khi còn giữ chức ngoại trưởng. Tuy nhiên nhưng cuộc đấu đá nội bộ trong đảng Cộng hoà có thể tạo ra lợi thế cho bà vào tháng 11 tới.

Với quá nhiều điều không chắc chắn, chính sách của Mỹ có thể thay đổi đáng kể trong những năm tới. Cử tri Mỹ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề kinh tế dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có sự phục hồi lớn kể từ khủng hoảng 2008-2009. 

Hơn 9 triệu việc làm được tạo ra, lãi suất hạ, giá xăng sụt giảm, trong khi thị trường chứng khoán tăng gấp đôi, và nhiều người dân có bảo hiểm y tế hơn trước…

Tuy nhiên, thu nhập hộ gia đình ở Mỹ vẫn ì ạch do lạm phát trong vòng 15 năm qua. Tỷ lệ phần trăm người Mỹ làm việc toàn thời gian vẫn chưa đạt đến mức như cách đây 7 năm. Nhiều người vẫn phải sống trong nỗi lo sợ sẽ mất việc do sức ép từ cạnh tranh với nước ngoài hay sự phát triển công nghệ .

Tự do thương mại từng mang đến nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động Mỹ  và giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời củng cố vị trí chiến lược của Mỹ trên toàn thế giới. Nhưng mọt số ứng cử viên tổng thống cho rằng nó gây tình trạng mất công ăn việc làm tại Mỹ.

Dân nhập cư, yếu tố được xem là “di sản” của Mỹ, đồng thời là nguồn nhân tài của đất nước, giờ đây lại trở thành đối tượng của rất nhiều cuộc tranh cãi.

Nhiều người Mỹ đang hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, nhưng trong nỗi bất an mơ hồ, vì họ không thể trích lập các quỹ cần thiết để đảm bảo rằng đến tuổi nghỉ hưu sẽ được phép sống thoải mái.

Ngoài ra, xã hội Mỹ hiện tại còn phải đối mặt với những vấn đề về bất bình đẳng. Chênh lệch giàu ngày ngày càng gay gắt, và nhiều người cho rằng khái niệm “giấc mơ Mỹ” đã chết.

Người dân Mỹ cũng ngày càng lo lắng về nguy cơ khủng bố, đặc biệt sau các vụ tấn công ở Paris hay Brussels. Đồng thời, tâm trạng hoài nghi còn xuất phát từ các mối quan tâm bên ngoài biên giới.

Sau khi chấm dứt can thiệp quân sự vào Iraq và Afghanistan, giới cử tri Mỹ hoài nghi về những gì mà Washington có thể làm được ở nước ngoài. Họ thất vọng với những quốc gia được xem là đồng minh nhưng không phải gánh vác phần tổn thất chung với họ.

Người Mỹ cũng đang dần tin rằng chính phủ cần tập trung ít hơn vào thế giới, mà thay vào đó là sửa chữa những lỗi lầm đang xảy đến với nước Mỹ.

Hành trình tới vị trí quyền lực nhất nước Mỹ

Một ứng viên phải chiến thắng trong các cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng trước khi giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri để trở thành nhân vật quyền lực nhất nước Mỹ.

Donald Trump vẫn có thể mất vé tranh cử tổng thống Mỹ

Trong bài viết gửi tới Zing.vn, nhà báo Mỹ Thomas Schueneman dự báo cuộc đua vào Nhà Trắng của đảng Cộng hòa sẽ gay cấn tới phút chót và tỷ phú Donald Trump có thể sẽ thất bại.

Diệp Trà

Bạn có thể quan tâm