Huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) mưa to, lượng mưa phổ biến 120-250 mm, nhiều nơi có lượng mưa lớn như: xã Làng Nhì 250 mm, Phình Hồ: 235 mm, Tà Xi Láng 230 mm…
Mưa lớn gây ảnh hưởng và thiệt hại đến nhiều công trình công cộng, nhà dân và diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Ông Giàng Trang, Chủ tịch UBND xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu), thông tin tính đến sáng 8/9 trên địa bàn xã có khoảng gần 20 hộ bị thiệt hại nhà do mưa lũ, trong đó, thôn Mảnh Tào nhiều nhà bị ngập tới nóc.
Nước lũ ngập gần nóc nhà tại xã Bản Mù. |
"Trời đang mưa rất to, xã tiếp tục đôn đốc các thôn báo cáo tình hình, có thể nhiều hộ bị thiệt hại hơn nữa", ông Trang nói.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Trạm Tấu, mưa bão làm 9 căn nhà bị sạt taluy ở các xã Túc Đán, Pá Hu và Tà Xi Láng. Trung Tâm Y tế huyện bị sạt ta luy dương khối lượng đất đá ước tính 2.000 m3, gây thiệt hại 1 lò đốt rác, 1 phần nhà kho của trung tâm.
Đặc biệt, tỉnh lộ 174 (từ thị xã Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu) bị sạt lở đất đá nhiều điểm, khiến việc lưu thông qua lại khó khăn, một số điểm ách tắc cục bộ; các ngành chức năng đang triển khai công tác khắc phục để đảm bảo lưu thông trên tuyến.
UBND huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện sơ tán, di rời 138 hộ trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng đến nơi an toàn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Trên địa bàn huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), mưa lớn khiến nhiều tuyến đường nông thôn sạt lở, nước trên các sông, suối dâng cao, gây thiệt hại nhiều về hoa màu, các địa phương đang rà soát, lên phương án kịp thời khắc phục.
Ngay trong đêm 7/9 và rạng sáng 8/9, các địa phương của huyện di dời, sơ tán 1.229 người dân sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.
Trong đó có 111 người sống trong khu vực ngập lụt trên báo động 3 và 209 người sống trong khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, 994 người sống trong khu vực nguy cơ cao sạt lở đất, nâng số dân được di dời đến nơi an toàn lên 1.319 người.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.