Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ nhà báo Isoko Muchizuki – cái gai trong mắt phe thân cận ông Abe

Một trong những nhân vật nổi bật của giới truyền thông Nhật Bản - Isoko Mochizuki - đang làm thay đổi cách làm báo dè chừng với chính trị ở nước này.

“Ngay cả bạn bè Abe trong giới truyền thông cũng không thể làm ngơ”, Isoko Mochizuki nói trong bữa trưa xen giữa những buổi phỏng vấn và điều tra vụ scandal chính trị quan trọng nhất hiện tại liên quan tới Thủ tướng Shinzo Abe.

Ông Abe đang bị điều tra với cáo buộc sử dụng những bữa tiệc ngắm hoa anh đào hàng năm, vốn tổ chức bằng tiền thuế để tưởng thưởng những cá nhân ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

“Tôi cho rằng văn phòng thủ tướng đang khá lo lắng về chuyện này”.

Với một nữ nhà báo làm cho tờ báo cánh tả Tokyo Shimbun như Mochizuki, vụ “hoa anh đào” là cơ hội hiếm hoi để gây khó dễ với ông Abe và phe bảo thủ - vốn đã và sẽ tiếp tục cầm quyền thêm một thời gian nữa.

Tấm gương dấn thân hiếm hoi trong làng báo Nhật

Cách tiếp cận không khoan nhượng của Mochizuki giúp cô giành được sự ngưỡng mộ và ủng hộ từ độc giả và cái nhìn coi thường, gần như là khinh miệt công khai từ các nhà lãnh đạo Nhật Bản.

Cô cũng trở thành nhân vật chính trong bộ phim "Phim tư liệu về nhà báo" mới phát hành gần đây, theo Guardian. Bộ phim theo chân cô khắp nước Nhật trong hành trình khám phá những vụ việc nổi cộm nhất trong nước hiện nay.

Thực hiện bởi Tatsuya Mori - tác giả của nhiều cuốn sách phi hư cấu bán chạy về các vấn đề xã hội và đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng, bộ phim đặt ra những câu hỏi đắt giá về chất lượng của truyền thông Nhật.

Bộ phim chiếu cảnh Mochizuki nói chuyện với người dân và chính quyền ở Okinawa về công trình căn cứ không quân Mỹ tại làng Henoko, nơi cô đào sâu những tác động môi trường của công trình này.

Shinzo Abe,  chinh phu Nhat,  bao chi Nhat anh 1
Isoko Mochizuki phát biểu về những kinh nghiệm trong quá trình làm báo của cô. Ảnh: Asahi Shimbun

Cô cũng gặp vợ chồng thủ tướng Abe để nói về scandal bà Abe trở thành hiệu trưởng danh dự một trường mẫu giáo ở Osaka, ngay sau khi trường này được xây dựng trên đất công với giá mua rẻ bằng 1/7 giá niêm yết.

Mochizuki luôn đi lại nhanh nhẹn, một tay cầm điện thoại và tay kia mang theo chiếc túi xách với sổ ghi chép, tài liệu, laptop và nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Chính trong khung cảnh ảm đạm của phòng họp chính phủ, người phụ nữ này đã đem lại những thay đổi to lớn cho nền báo chí chính trị dè dặt của Nhật Bản.

Trước những câu hỏi hóc búa về tác động môi trường từ việc xây dựng căn cứ không quân Mỹ ở làng Henoko, chính phủ nước này gửi một lá thư ban truyền thông của văn phòng Nội các – một cơ quan gồm nhiều nhà báo uy tín được giao nhiệm vụ viết về các hoạt động của văn phòng này - yêu cầu “cấm” các câu hỏi từ một nhà báo mà họ cho rằng đang lan truyền “những thông tin sai lệch” về những tác hại mà việc xây dựng có thể gây ra đối với môi trường biển.

Mặc dù lá thư không đề cập trực tiếp tên Mochizuki, hầu như không ai không biết người đang “gây rối” ở đây là cô. Mochizuki mô tả lá thư là “một dạng gây áp lực tâm lí đối với tôi và tờ báo”.

Trong bộ phim, Mochizuki cũng đối diện với người phát ngôn chính phủ Yoshihide Suga. Cô liên tục bị một quan chức báo chí nhắc “đi vào câu hỏi” trong buổi họp của ông Suga, chỉ để nhận lại một câu trả lời cụt lủn. Ông Suga cũng từng giận dữ nói mình “không bắt buộc” trả lời câu hỏi của cô.

Shinzo Abe,  chinh phu Nhat,  bao chi Nhat anh 2
Isoko Mochizuki tại tòa soạn báo Tokyo Shimbun, nơi nữ nhà báo làm việc. Ảnh: phim "Phim tư liệu về một nhà báo" (Documentary of the Journalist)

“Chúng tôi làm việc này vì người dân”

Phong cách đặt câu hỏi đặc trưng của Mochizuki được cho là giống cách làm việc của nhiều phóng viên chính trị tại Anh, theo Guardian.

Tuy nhiên, báo giới Nhật không giống ở Anh. Tại Nhật, Mochizuki là hiện tượng hiếm hoi trong giới báo chí, nơi các nhà báo thường tránh chạm trán về chính trị để đổi lấy quyền tiếp cận thường xuyên những tư liệu quan trọng của chính phủ.

David Kaye, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do ngôn luận từng lên tiếng lo ngại về áp lực của của chính phủ Nhật lên giới truyền thông, cũng như việc tự do truyền thông và các cuộc tranh luận công khai về các vấn đề nhạy cảm đang ngày càng bị giới hạn ở nước này trong một báo cáo năm 2017.

Ông Kaye trích dẫn điều luật Bí mật nhà nước năm 2014, chỉ ra rằng các nhà báo có thể bị cầm tủ lên tới 5 năm nếu viết những thông tin mang tính tố giác hoặc tiết lộ bí mật quốc gia.

Đầu năm nay, tổ chức Phóng viên không biên giới từng xếp Nhật Bản ở hạng 67/170 về chỉ số tự do báo chí, mức thấp nhất trong các quốc gia G7.

Shinzo Abe,  chinh phu Nhat,  bao chi Nhat anh 3
Ông Yoshihide Suga, người phát ngôn chính phủ được cho là thường xuyên né tránh những câu hỏi trực tiếp của nhà báo Mochizuki. Ảnh: Kyodo

Trong Khi Nhật tụt xuống mức 121 trong báo cáo chênh lệch giới tính 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới – mức thấp kỉ lục – Mochizuki tin rằng môi trường làm báo tại Nhật đang cải thiện, đặc biệt sau khi một nhà báo nữ lên tiếng về việc bị một quan chức bộ Tài chính quấy rối tình dục.

“Trong quá khứ, các nhà báo từng im lặng để đổi lấy những thông tin họ cần”, cô nói. “Nhưng vụ scandal ấy đã khiến mọi người nhận ra rằng nếu bạn không lên tiếng, nó sẽ không chấm dứt. Mọi chuyện đang dần trở nên tốt hơn.”

Áp lực từ độc giả, những người có thể trao đổi trực tiếp với các phóng viên và biên tập viên, đang buộc các tổ chức truyền thông phải có trách nhiệm hơn và dám đối mặt, Mochizuki nói.

“Báo chí tiếp cận là cách tốt, nhưng chúng ta cần nhớ rằng chúng ta làm điều này vì người dân Nhật”.

Mochizuki nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ các đồng nghiệp và người dân. Hàng trăm người đã tập hợp lại để ủng hộ cô bên ngoài tòa nhà Quốc hội hồi đầu năm nay.

Tại Okinawa, nhiều người ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Mochizuki khi cô không chấp nhận lời giải thích của chính phủ về căn cứ Heneko. Cùng với sự đồng lòng của giới truyền thông địa phương, việc xây dựng căn cứ không quân Mỹ đã bị đình chỉ.

“Chính những chiến thắng này tiếp cho tôi năng lượng”, nữ nhà báo chia sẻ. “Sức mạnh mà tôi có được từ những người dân thường giúp tôi tiếp tục công việc, ngay cả khi tôi hoặc tờ báo của tôi bị đe dọa. Họ là một lời nhắc nhở rằng tôi không một mình”.

Chính phủ Nhật che giấu dù biết 2 người bị Triều Tiên bắt cóc còn sống

Chính phủ Nhật Bản đã biết rằng hai người nghi bị Triều Tiên bắt cóc từ cuối những năm 1970 vẫn còn sống, nhưng không công khai thông tin, lo ngại phản ứng công chúng.

Tiệc hoa anh đào và máy hủy giấy là vụ bê bối mới nhất của ông Abe

Với các cáo buộc về chủ nghĩa thân hữu quanh việc lựa chọn khách mời của Thủ tướng Shinzo Abe và chính quyền, tiệc ngắm hoa anh đào đang là bê bối mới nhất ở chính trường Nhật Bản.

An Nguyễn

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm