Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nông dân miền Tây nuôi động vật 'độc' phục vụ nhà giàu

Nhiều mô hình nuôi những con vật nguy hiểm như: như rắn, trăn, cá sấu,... và các loài sắp tuyệt chủng như vít, đồi mồi...đang được nông dân miền Tây áp dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng của những nhà giàu.

Bà Nguyễn Thị Nở, ở An Giang là phụ nữ duy nhất ở miền Tây tự mình xây chuồng nuôi gần 1.000 rắn hỗ hèo. Vừa bán rắn giống và rắn thịt, mỗi năm bà Nở thu hơn 400 triệu đồng. Hiện 1kg rắn thịt có giá 700.000 đồng.
Anh Phan Chiến Hải, ấp Thới Xuyên, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ) đang sở hữu hơn 300 con rắn ráu trâu lớn nhỏ. Việc chăm sóc rắn hàng ngày khiến có lúc anh  bị chúng cắn phải đến bệnh viện nhờ bác sĩ lấy răng ra (loài này không có nọc độc).
Tận dụng vườn nhà, vợ chồng anh Chau Sóc Kim ở huyện Tri Tôn – An Giang nuôi 200 con rắn long thừa theo dạng bán hoang dã. Bình quân mỗi năm, đàn rắn trong vườn nhà anh cho thu hoạch một lần, trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng.
Trong khi đó, anh Phan Thanh Tuyền, Phó chủ tịch xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ)  lại trực tiếp áp dụng mô hình nuôi rắn ri voi trong lu, hũ ở sau nhà, Hiện đàn rắn giống của anh có 70% rắn cái và 30% rắn đực, cho sinh sản để cung cấp con giống ra thị trường. Trung bình, mỗi con rắn giống của anh Tuyền nặng từ 1,8-3kg. Tổng thu nhập từ bán rắn thịt và rắn con giống trong năm được gần 50 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 35 triệu đồng.
Thu nhập "khủng" hơn là ông Thái Vinh Thai ở huyện Tri Tôn – An Giang. Trung bình mỗi năm gia đình ông Thai thu gần 800 triệu từ trang trai nuôi hơn 1.000 con trăn.
Cá sấu cũng là loài đang được nhiều nông dân miền Tây đầu tư với quy mô lớn. Ông Võ Văn Lượm ở xã Khánh An, huyện An Phú - An Giang đang nuôi 500 con cá sấu. Theo ông, nuôi loài cá dữ này tuy có thu nhập cao nhưng rất nguy hiểm. Thức ăn của chúng phải là thịt sống và  phải kiểm tra chuồng trại thường xuyên, liên tục, chỉ cần sơ hở là cá sẽ xổng ra ngoài,  gây hại đến đời sống của dân. Bình quân mỗi năm đàn cá sâu mang lại cho gia đình ông doanh thu khoảng 200 triệu đồng.
Những năm trước, phong trào nuôi chuột xuất hiện rất nhiều ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ… Nay chuyện nuôi chuột đã không còn được nông dân hào hứng, do đây là động vật gây hại cho mùa màng và dễ chuyền bệnh cho người, đã bị ngành chức năng nghiêm cấm.
Tại cửa biển Tây ở Hà Tiên –Kiên Giang, bà N.T.T nuôi khoảng 10 con vít biển trong hồ. Đây là những loại đang được bảo tồn và nằm trong sách đó. Gia đình bà N.T.T chủ yếu thu mua những con vít biển của ngư dân đánh bắt ở vùng biển Campuchia.
Dông cũng là loài đặc sản được tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng, khách sạn. Mô hình nuôi dông đang mang lại hiệu quả cao ở vùng Bảy Núi, Tịnh Biên, An Giang. Hiện giá dông từ 600.000 – 650.000 đồng/kg.
 Chị Phạm Thị Lệ, khu vực Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) lại say mê với loài rắn mối. Hiện giá bán mỗi kg rắn mối đến 300.000 đồng/kg nhưng trại nuôi 2.000 con của chị Lệ không đủ đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Tắc kè không chỉ là "mồi" ngon được "dân nhậu" yêu thích, mà còn là bài thuốc quý  dân miền Tây tin chữa được nhiều bệnh. Với giá bán từ 300.000-400.000 đồng/kg, mỗi năm nông dân L.V.B ở Tịnh Biên, An Giang thu hàng trăm triệu từ mô hình nuôi tắc kè trong vườn nhà.

Không chỉ là "mồi" ngòn, tắc kè còn dùng ngâm rượu. Rượu ngâm với tắc kè và mối chúa được bán rất chạy với giá  từ 200.000 -500.000 đồng/1 lít. Những sản vật ngâm rượu này được bày bán nhiều nhất tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên – An Giang.
Còn nông dân N.V.P ở Tri Tôn – An Giang không chỉ nuôi  rùa mà còn mê sưu tầm các loại rùa. Hiện ông đã "gom" về vườn nuôi gần 100 con rùa các loại, trong đó có nhiều loại rùa quý hiếm nằm trong sách đỏ.
Cá heo nước ngọt cũng là loài đặc sản được tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng ở miền Tây. Anh Bùi Chí Linh,  ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú – An Giang đang nuôi và xuất bán mỗi năm khoảng 1 tấn cá heo nước ngọt. Giá  bán 1kg cá (khoảng 18-22 con)  từ 300.000 – 450.000 đồng.
Nông dân người Chăm Sa Lê  ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang lại hứng thú với việc  nhân giống, nuôi hàng trăm con le le. Hiện anh đang sở hữu đàn le le 400 con. Chim le le nuôi 1 năm đạt trọng lượng bình quân 300 gram, giá bán một 1kg hiện  250.000 – 300.000 đồng. Sau khi  trừ chi phí , mỗi năm anh Sa thu lãi 150 triệu đồng.

 

Ngọc Trinh

Bạn có thể quan tâm