Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi nhục Trịnh Sảng và bước lùi của showbiz Trung Quốc

Vài năm trở lại đây, ngành giải trí Trung Quốc bị bủa vây và sa sút hình ảnh vì nhiều ngôi sao hạng A vướng scandal chấn động.

Sina đưa tin Hiệp hội Diễn viên Trung Quốc vừa ban hành quy định mới về “Các quy định tự quản lý đối với nghệ sĩ trong ngành". Đây là lần đầu tiên hiệp hội ra văn bản rõ ràng về các luật cấm đối với giới làm nghệ thuật, hình thức xử phạt đối với nghệ sĩ phạm sai lầm.

Đáng chú ý là 10 luật cấm liên quan đến hoạt động đồng quản lý; đánh lừa khán giả bằng việc hát nhép hay diễn giả; biểu diễn các tiết mục vi phạm đạo đức, trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục; dùng chất cấm; bạo lực; đại diện phát ngôn, quảng cáo những sản phẩm có tính lừa dối hoặc gây hiểu lầm cho người tiêu dùng...

Nganh giai tri Hoa ngu bi keo lui the nao vi nhung ngoi sao tai tieng? anh 1

Giới chức Trung Quốc có động thái siết chặt hoạt đồng ngành sau bê bối của Trịnh Sảng. Ảnh: Sina.

Theo Hiệp hội Diễn viên Trung Quốc, nghệ sĩ sai phạm hoặc có hành vi vi phạm đạo đức, trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, sẽ bị xem xét cấm vận từ 1-5 năm, nặng nhất sẽ bị đuổi khỏi giới giải trí vĩnh viễn.

Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bình luận giới chức đang siết chặt hoạt động ngành sau nhiều năm "dễ dãi", quán triệt tư tưởng "nghệ sĩ thất đức đồng nghĩa với thất nghiệp". Nhìn lại hai năm trở lại đây, showbiz Hoa ngữ đối mặt với rất nhiều scandal gây chấn động truyền thông châu Á và quốc tế.

Tân Hoa Xã cũng có cùng ý kiến. Tờ báo đánh giá làn sóng văn hóa Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn ảm đạm, khó khăn.

"Xuất khẩu" scandal thay vì thành tựu văn hóa

"Hai năm trở lại đây, showbiz Trung Quốc đang 'xuất khẩu' scandal, thay vì 'xuất khẩu' thành tựu văn hóa. Diện mạo của ngành giải trí hoen ố trong mắt công chúng quốc tế vì loạt bê 'không biết phải giấu mặt ở chỗ nào'", Tân Hoa Xã bình luận gay gắt.

Tháng 1 khép lại bằng vụ bê bối đời tư "vô tiền khoáng hậu" của Trịnh Sảng. Sự việc nữ diễn viên có hai con một tuổi nhờ phương pháp mang thai hộ, sau đó từ chối nuôi dưỡng không chỉ chấn động công chúng Trung Quốc mà còn gây chú ý đến truyền thông quốc tế.

Scandal lớn tới mức hàng loạt trang báo lớn trên thế giới như WWD, The Daily Telegraph, CNN, The New York Times đều đưa tin. Trong đó, chi tiết người đẹp 30 tuổi yêu cầu phá bỏ thai nhi 7 tháng tuổi khiến dư luận phẫn nộ và rùng mình. Đối với việc Trịnh Sảng "nổi tiếng" khắp thế giới, khán giả Trung Quốc cảm thấy tức giận, gọi cô là "nỗi ô nhục của Trung Quốc".

Theo Sina, không chỉ dừng lại trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức, vụ bê bối của người đẹp Hạ chí chưa đến còn chạm đến một góc khuất lớn hơn và tăm tối hơn trong giới giải trí, đó là nhân cách đi xuống, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để nổi tiếng của một bộ phận nghệ sĩ.

Nganh giai tri Hoa ngu bi keo lui the nao vi nhung ngoi sao tai tieng? anh 2

Trước Trịnh Sảng, Phạm Băng Băng và Cao Vân Tường khiến giới giải trí Hoa ngữ "muối mặt" vì bê bối đời tư. Ảnh: Weibo.

Tháng 3/2018, Cao Vân Tường bị bắt tại Australia vì cáo buộc cưỡng dâm một phụ nữ. Khi đó, một phụ nữ họ Trương tố cáo bị nam diễn viên và người đàn ông tên Vương Tinh cưỡng ép quan hệ tình dục. Kết quả điều tra cũng cho thấy Cao Vân Tường đã quan hệ với nạn nhân.

Nghi án cưỡng bức tập thể và bị bắt ở nước ngoài của tài tử Mị Nguyệt truyện được xem là bê bối rất nghiêm trọng, xôn xao cả giới giải trí Hoa ngữ. Sự việc của Cao Vân Tường khi đó cũng gây chấn động báo chí thế giới. Hàng loạt các tờ báo lớn như The Variety, The Guardian, CNN, Daily Telegraph... đều đưa tin về vụ việc.

Cuộc chiến pháp lý giữa đôi bên kéo dài gần hai năm, tốn nhiều giấy mực báo chí. Đến tháng 3/2019, nam diễn viên nhận phán quyết trắng án, được tha bổng ngay lập tức. Dù ngôi sao 39 tuổi không bị định tội, song công chúng đã xem anh là nỗi nhục lớn, làm mất mặt hình ảnh nghệ sĩ Trung Hoa với thế giới.

Tháng 9/2018, Phạm Băng Băng vướng bê bối trốn thuế, phải tạm ẩn để điều tra. Vì "nữ hoàng thảm đỏ" là ngôi sao Hoa ngữ có ảnh hưởng bậc nhất trên thế giới, nên hàng loạt tờ báo, hãng tin quốc tế như The Time, CNN, Variety, Business Insider, NBC, Washington Post, Harper's Bazaar, ABC News… liên tục đưa tin về scandal gian lận tài chính và hành tung bí ẩn khiến nhiều thương hiệu mời minh tinh làm gương mặt đại diện phải lao đao.

Trần Ngạn, nhà bình luận văn hóa Trung Quốc cho biết: "Báo chí quốc tế không biết quá nhiều đến showbiz Hoa ngữ, họ chỉ viết chung chung là 'ngôi sao nổi tiếng người Trung Quốc'. Song, hàng loạt bê bối chấn động xuất hiện dày đặc sẽ tạo ra sự đánh đồng rằng giới giải trí Trung Quốc bên ngoài hào nhoáng, nhưng tận sâu bên trong lại là sự mục ruỗng, với những ngôi sao mang bộ mặt xấu xí, phẩm hạnh tồi".

Tầm ảnh hưởng quốc tế mờ nhạt

Theo Sina, những năm gần đây, dấu ấn của ngành giải trí Trung Quốc trên thị trường quốc tế ngày càng mờ nhạt. Dễ thấy nhất điện ảnh Hoa ngữ không còn những siêu phẩm ghi dấu ấn và lên ngôi ngoạn mục tại các lễ trao giải danh giá giữa trời Tây.

Những Ngọa hổ tàng long - "bản tình ca được viết bằng đao kiếm" với 4 giải Oscar và danh thu kỷ lục 213,5 triệu USD trên đất Mỹ; Sắc giới giành giải Sư tử vàng tại LHP Venice lần thứ 64 hay Hoàng đế cuối cùng chiến thắng 9 hạng mục tại lễ trao giải Oscar và được đánh giá là một trong 3 bộ phim kinh điển trong lịch sử điện ảnh châu Á, từng trở thành biểu tượng cho nền điện ảnh Trung Quốc. Song hiện tại đang trở thành ký ức buồn cho giới làm phim.

Nganh giai tri Hoa ngu bi keo lui the nao vi nhung ngoi sao tai tieng? anh 3

Phim ảnh Trung Quốc hiện tại chưa đủ sức vươn tầm quốc tế. Ảnh: Ifeng.

Theo Sohu, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các phim điện ảnh do Trung Quốc sản xuất không tạo được hiệu ứng ở nước ngoài. Nhiều tác phẩm thực tế luôn dẫn đầu doanh thu phòng vé toàn cầu, nhưng thành tích này có được là nhờ tài lực sân nhà, còn ở thị trường quốc tế phim bị ghẻ lạnh.

Thành công vang dội với tổng doanh thu 877 triệu USD, nhưng bom tấn Chiến lang 2 của Ngô Kinh bị lạnh nhạt tại thị trường quốc tế. Tác phẩm bị giới phê bình phương Tây đánh giá là phô trương tinh thần Đại Hán và là bản copy của loạt phim hành động hạng B Rambo của Sylvester Stallone thời thập niên 1980, không mang bất kỳ dấu ấn nghệ thuật Trung Hoa nào.

"Điện ảnh Trung Quốc đang chững lại. Chúng ta thiếu đi đội ngũ đạo diễn có chiều sâu như Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Hầu Hiếu Hiền, Vương Gia Vệ, Lý An. Không bom tấn 'Made in China' đó là những gì đang diễn ra với ngành điện ảnh", nhà phê bình Thôi Hằng Quốc nhận định.

Không chỉ ngành công nghiệp điện ảnh mờ nhạt, nền âm nhạc của Trung Quốc cũng cho thấy sự giậm chân tại chỗ, bó hẹp trong phạm vi nội địa hơn chục năm qua.

Ifeng nhận xét giới giải trí Hoa ngữ đang "lép vế" về tầm hưởng thế giới và "cũ kỹ tư duy" so với giới giải trí Hàn Quốc . Ngành công nghiệp Kpop đang cho thấy sự phát triển rực rỡ, vừa chinh phục thị trường nội địa vừa vươn tầm thế giới. Nhạy bén với thời đại nhưng họ vẫn có sáng tạo riêng, đặc biệt là luôn đề cao yếu tố bản địa.

"Hàn Quốc có Parasite của Bong Joon Ho, có BTS, BlackPink và cả ngành công nghiệp Kpop, vài năm qua Trung Quốc chẳng có gì", Ifeng bình luận.

Chưa kể, ở các thảm đỏ tầm cỡ quốc tế, Củng Lợi, Chương Tử Di, Lưu Gia Linh hay trước đó là Phạm Băng Băng trở thành những tên tuổi "nhẵn mặt". Lớp nghệ sĩ hạng A kế cận trong lần hiếm được sải bước ở các sự kiện danh giá, chưa kịp làm rạng danh nước nhà đã để lại vết nhơ và gây náo loạn với các trò lố.

Dương Mịch đến hiện tại vẫn bị dư luận châm chích với khoảnh khắc giơ ngón tay giữa trên thảm đỏ LHP Cannes 65, Cảnh Điềm bị phê bình với màn "câu giờ" tạo dáng.

Sina bình luận nhiều năm qua, ngành giải trí đã dung túng cho không ít ngôi sao tai tiếng mặc nhiên "tác oai tác quái", không chịu bất kỳ sự quản chế nào. Sự suy thoái đạo đức của thế hệ nghệ sĩ trẻ đang kéo lùi giá trị vốn có của showbiz.

Hệ lụy này bắt nguồn từ chế tài lỏng lẻo của giới chức, sự dễ dãi của khán giả. Vụ bê bối của Phạm Băng Băng và cả Trịnh Sảng chứng minh cho việc không nghiêm trị bây giờ thì đợi bao giờ. Nếu xử lý hiệu quả, đây là cơ hội tốt để thanh lọc và phát triển ngành giải trí.

Hai năm trước, sau vụ gian lận tài chính của Phạm Gia, Chính phủ đã "sờ gáy” một loạt vấn nạn trong giới nghệ thuật như hét giá thù lao trên trời và đặc biệt quyết liệt trong việc điều tra nạn trốn thuế. Các chính sách kiểm duyệt, thắt chặt thù lao diễn viên, kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, hoàn thuế… cũng được cơ quan chức năng ban hành.

"Việc này khiến ngành công nghiệp phim ảnh trải qua nhiều đau đớn, Nhiều ngôi sao gặp phải khó khăn, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp trong vài năm hoặc mãi mãi. Nhưng đây là điều cần thiết, phải chấn chỉnh trên dưới để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài", Sina nhận xét.

Bước sang năm 2021, Trịnh Sảng - ngôi sao được đánh giá "đạp lên ranh giới cuối cùng" phải trả giá cho đời tư bê bối và nhân phẩm suy đồi bằng án phạt cấm sóng trên mọi nền tảng. Cô là người đầu tiên bị giới chức công khai đuổi khỏi ngành.

Thái độ của Tổng cục được cho là màn "khua chiêng múa trống" cảnh tỉnh một bộ phận nghệ sĩ có tư tưởng lệch lạc, xem thường đạo đức nghề nghiệp và nghênh ngang, chạm tới giới hạn pháp luật, theo Ifeng.

Thành công gây tranh cãi của Phạm Thừa Thừa

Ra mắt năm 2018, Phạm Thừa Thừa chưa ghi dấu ấn trong lĩnh vực ca hát hay phim ảnh. Nam thần tượng chủ yếu được chú ý khi tham gia chương trình giải trí.

Trịnh Sảng tránh sóng gió

Trịnh Sảng không quay về nhà cùng cha mẹ. Cô đáp chuyến bay từ Thượng Hải tới Quảng Châu. Nữ diễn viên không có trợ lý đi cùng.

Cai kho cua Tao Quan hinh anh

Cái khó của Táo Quân

0

Sau giai đoạn đỉnh cao, Táo Quân rơi vào những tranh cãi. Chương trình luôn bị đặt trong thế khó của việc cân bằng giữa tính chính luận và giải trí, giữa đội hình cũ và mới.

Di Hy

Bạn có thể quan tâm