Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi lo suy thoái bao trùm kinh tế toàn cầu

OECD cho rằng nhiều nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái trong năm sau. Sản lượng toàn cầu năm 2023 được dự báo thấp hơn 2.800 tỷ USD, tương đương quy mô của nền kinh tế Pháp.

Theo tuyên bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại so với cách đây vài tháng. Các cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát có thể đẩy nhiều nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc còn 3% trong năm nay và 2,2% vào năm sau. OECD bi quan về triển vọng ở châu Âu - nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga - Ukraine.

So với dự báo được OECD đưa ra trước khi Nga đổ quân vào Ukraine, sản lượng toàn cầu trong năm 2023 được dự báo thấp hơn 2.800 tỷ USD, tương đương quy mô của nền kinh tế Pháp.

suy thoai kinh te anh 1

Xung đột Nga - Ukraine đã làm gián đoạn thị trường năng lượng toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Triển vọng u ám của khu vực đồng euro

Ông Mathias Cormann - Tổng thư ký OECD - cho rằng "động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã mất đi" vì cuộc chiến ở Ukraine.

Theo dự báo của OECD, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung euro sẽ giảm từ 3,1% trong năm nay xuống 0,3% vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa rằng khối có thể trải qua một giai đoạn suy thoái trong năm sau. Theo CNBC, suy thoái kinh tế thường được định nghĩa là hai quý sụt giảm GDP liên tiếp.

Triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro đã giảm đáng kể so với dự báo tháng 6 của OECD. Theo đó, khu vực được dự báo tăng trưởng 1,6% trong năm sau.

suy thoai kinh te anh 2

Biến động giá dầu thô và giá khí đốt tự nhiên trong vòng một năm qua. Ảnh: Trading Economics.

OECD cũng bi quan về tình hình kinh tế của Đức, vốn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Tổ chức này dự báo GDP của Đức sẽ lao dốc 0,7% trong năm sau, giảm mạnh so với mức dự báo tăng trưởng 1,7% được đưa ra vào tháng 6.

Theo OECD, tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát, nhất là ở châu Âu. Dự báo chỉ ra các hoạt động kinh tế của khối có thể sụt giảm 1,25 điểm phần trăm, còn lạm phát tăng 1,5 điểm phần trăm, đẩy nhiều quốc gia vào suy thoái trong cả năm 2023.

Kinh tế Mỹ, Trung Quốc gặp rủi ro

Mỹ không phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu như châu Âu. Tuy nhiên, nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn trượt tới bờ vực suy thoái khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất điều hành để kìm hãm lạm phát.

Trong cuộc họp mới đây, Fed đã quyết định nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3-3,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.

Theo dự báo của OECD, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm 2022 và 0,5% vào năm 2023. Cách đây 3 tháng, tổ chức này cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể đạt lần lượt 2,5% và 1,2% trong năm nay và năm sau.

Ông Steve Hanke, giáo sư kinh tế học ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins, dự báo khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái lên tới 80%.

suy thoai kinh te anh 3

Rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ tăng lên khi ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất. Ảnh: Reuters.

OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng với nền kinh tế thứ hai thế giới. Theo đó, GDP Trung Quốc có thể tăng trưởng 3,2% trong năm nay và 4,7% vào năm sau, giảm từ lần lượt 4,4% và 4,9% ở dự báo tháng 6.

Các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã cản trở hoạt động kinh tế và làm nhu cầu nội địa suy yếu.

Bất chấp triển vọng u ám của các nền kinh tế lớn, OECD cho rằng cần phải nâng lãi suất mạnh tay hơn nữa để đối phó với lạm phát. Tổ chức này dự báo lãi suất điều hành của những ngân hàng trung ương lớn sẽ đạt 4% vào năm sau.

Nhiều chính phủ cũng đang đưa ra các chương trình hỗ trợ để giúp hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, OECD cho rằng gói hỗ trợ cần được đưa tới đúng đối tượng và chỉ là tạm thời, nhằm cân đối thu - chi ngân sách và tránh gia tăng gánh nặng nợ.

Dầu thế giới mất mốc quan trọng

Giá dầu Brent vừa rơi xuống dưới ngưỡng 85 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1. Đồng USD mạnh lên đã đè nặng lên các thị trường hàng hóa, trong đó có dầu.

Fed tăng lãi mạnh, nhiều người Mỹ trì hoãn mua nhà

Lãi suất vay thế chấp tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Điều này khiến người Mỹ phải trả thêm hàng nghìn USD mỗi năm tiền lãi vay mua nhà.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm