Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi lo ngại suy thoái, lạm phát bao trùm nước Mỹ

Lạm phát tại Mỹ liên tục lập đỉnh. Nỗi sợ ngày càng phình to, người tiêu dùng vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng và buộc phải cắt giảm chi tiêu, đầu tư.

Theo cuộc khảo sát trên 12 khu vực của Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm 13/7, nỗi lo ngại suy thoái kinh tế và lạm phát kéo dài ở Mỹ đang ngày càng phình to.

Các doanh nghiệp cho biết nhu cầu tổng thể đang lao dốc. 5 trong số 12 khu vực được khảo sát bày tỏ "lo ngại về nguy cơ suy thoái gia tăng".

“Tương tự như báo cáo trước, hầu hết khu vực ghi nhận triển vọng tăng trưởng kinh tế tiêu cực. Các doanh nghiệp lưu ý rằng nhu cầu sẽ tiếp tục suy yếu trong 6-12 tháng tới", báo cáo nêu rõ.

Lam phat tai My anh 1

Lạm phát tại Mỹ liên tục thiết lập mức cao mới. Ảnh: Reuters.

Ngoài tầm kiểm soát

Hôm 12/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo khả năng Mỹ tránh được một cuộc suy thoái là thách thức ngày càng lớn. Tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 từ 2,9% xuống 2,3%.

IMF cũng cho rằng trong năm 2023, tăng trưởng GDP của Mỹ chỉ đạt 1%, thay vì 1,7% như dự báo trước đó.

Trong khi đó, báo cáo của FED nhận thấy "sự gia tăng đáng kể" của lạm phát trên toàn quốc. Giá của một số mặt hàng như gỗ xẻ và thép đã được điều chỉnh, nhưng giá thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa khác vẫn tiếp tục đi lên.

Đáng nói, các doanh nghiệp tiết lộ có thể tiếp tục chuyển chi phí sang cho khách hàng. Đó là dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Hầu hết doanh nhân đều tin rằng áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài đến ít nhất cuối năm nay

Báo cáo của FED

"Một số khu vực lo ngại rằng nhu cầu sẽ lao dốc trong tương lai. Nhưng ở các lĩnh vực như du lịch và khách sạn, doanh nghiệp vẫn có thể tăng giá đáng kể mà không gặp nhiều trở ngại", báo cáo của ngân hàng trung ương Mỹ viết.

"Hầu hết doanh nhân đều tin rằng áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài đến ít nhất cuối năm nay", FED cho biết.

Theo số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 13/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Con số này cũng vượt xa dự báo trước đó của giới quan sát.

Phát biểu hôm 13/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng lạm phát trong tháng 6 ở mức "cao không thể chấp nhận nổi".

"Số liệu lạm phát được công bố sáng 13/7 ở mức cao đáng kinh ngạc. Nó cho thấy lạm phát đang ngoài tầm kiểm soát", Reuters dẫn lời ông Chris Zaccarelli - Giám đốc đầu tư tại Independent Advisor Allianc - nhận định.

Tăng lãi suất 1 điểm phần trăm?

Mức chênh lệch cung - cầu trên thị trường lao động vẫn lớn, dù đã giảm bớt phần nào do nhu cầu lao dốc. Các doanh nghiệp ở 4 khu vực được khảo sát tiết lộ đang cân nhắc, hoặc đã tăng lương thưởng cho nhân viên để bù đắp chi phí sinh hoạt tăng cao.

Ở 2 khu vực, người lao động đang yêu cầu mức lương cao hơn để bù đắp mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm.

Trong khi đó, nỗi sợ suy thoái đang phình to. Người tiêu dùng vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng. Họ buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư. Nền kinh tế Mỹ đã suy yếu 1,6% trong quý I, FED chi nhánh Atlanta dự báo tốc độ sụt giảm có thể là 1,2% vào quý II. Như vậy, người Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái.

Để đối phó với mức lạm phát chưa từng có, FED đã mạnh tay nâng lãi suất để hạ nhiệt giá cả. Theo dữ liệu của CME Group, giới đầu tư đang đặt cược vào khả năng FED quyết liệt hơn nữa trong việc tăng lãi suất.

83% nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất 1 điểm phần trăm tại cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7.

Theo Reuters, chiều 13/7, Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta Raphael Bostic cho biết khả năng nâng lãi suất 100 điểm cơ bản có thể được các quan chức cân nhắc trong cuộc họp ngày 26-27/7.

Lạm phát của Mỹ trong vòng một năm qua
Cục Thống kê Lao động Mỹ
NhãnTháng 6/2021Tháng 7/2021Tháng 8/2021Tháng 9/2021Tháng 10/2021Tháng 11/2021Tháng 12/2021Tháng 1/2022Tháng 2/2022Tháng 3/2022Tháng 4/2022Tháng 5/2022Tháng 6/2022

% 5.45.45.35.46.26.877.57.98.58.38.69.1

Mới đây, nói với Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia, Thống đốc FED Christopher Waller cho rằng việc tăng lãi suất là cần thiết, nhất là trong cuộc chiến chống lạm phát.

"Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong tháng 7, và tăng thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 9. Sau đó, chúng ta có thể cân nhắc tình hình để giảm xuống mức tăng 0,25 điểm phần trăm", ông Waller chia sẻ.

Nhưng theo ông, nếu lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt, FED sẽ phải hành động mạnh tay hơn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng lạm phát của Mỹ có thể đã đạt đỉnh. Cụ thể, mức tăng CPI cốt lõi - không tính giá năng lượng và thực phẩm - trong tháng 6 là 5,9%, giảm từ 6% của tháng 5.

Trong khi đó, nỗi lo ngại suy thoái cũng góp phần hạ nhiệt giá dầu thô thế giới. Tính đến ngày 13/7, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ đạt 4,63 USD/gallon, giảm từ mức 4,78 USD/gallon cách đây một tuần và 5,01 USDS/gallon một tháng trước.

IMF: Suy thoái có thể là cái giá cần trả để hạ nhiệt lạm phát

IMF không loại trừ khả năng suy thoái toàn cầu vì rủi ro đang tăng lên. Tuy nhiên, đây có thể là cái giá cần phải trả để hạ nhiệt lạm phát.

Nguồn cơn của khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka

Chính quyền Tổng thống Sri Lanka Rajapaksa đã sụp đổ vì cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tình trạng mất điện kéo dài và lạm phát cao kỷ lục khiến người dân khốn đốn.

Ky vong tin dung cuoi nam hinh anh

Kỳ vọng tín dụng cuối năm

0

Dù tăng trưởng tín dụng quý I thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng tín dụng sẽ tích cực hơn vào nửa cuối năm để đóng góp vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm