Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi có tiền cũng khó mua nhà

Sự chênh lệch giữa cung và cầu đã đẩy giá nhà ở xứ sở sương mù tăng cao. Điều này khiến nhiều người mua phải xếp hàng chờ đợi để chọn được căn hộ như ý.

Thủ tục phức tạp, lãi suất thất thường, giá cả tăng cao là những nguyên nhân khiến nhiều người Anh khó mua nhà.

Với người dân Anh, các vấn đề xoay quanh việc mua nhà luôn khiến họ đau đầu. Ngoài sự gia tăng tỷ lệ thế chấp, họ còn lo lắng về thủ tục pháp lý khi phải mất gần 5 tháng mới hoàn tất.

Điều này khiến không ít người mua bất động sản có nguy cơ bỏ lỡ các khoản vay được đảm bảo với mức lãi suất thấp hơn đáng kể, nhưng chỉ có hiệu lực trong 6 tháng, Bloomberg đưa tin.

Theo dữ liệu do Landmark Information Group Ltd tổng hợp, nhiều giao dịch hiện kéo dài việc xử lý lên đến 134 ngày so với 118 ngày vào tháng 9 năm ngoái.

Ở phía tây nam xứ sở sương mù, thời gian trung bình là 140 ngày. Sự tắc nghẽn ngày càng tăng phản ánh tình trạng bán hàng tồn đọng sau đại dịch. Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu mua nhà đất tăng cao và cũng khiến tâm lý thị trường xấu đi.

“Người mua đang trở nên thận trọng hơn còn quy trình pháp lý lại chậm đến mức khó hiểu. Có nghĩa là những cuộc đàm phán được thực hiện từ nhiều tháng trước không mang lại kết quả tốt và số lượng giao dịch thất bại tăng lên”, Simon Milledge, nhà môi giới Jackson-Stops, cho biết trong một cuộc khảo sát của Viện Giám định Hoàng gia.

Một cuộc thăm dò của Ngân hàng Trung ương Anh được công bố hôm 13/10 cho thấy các nhà cho vay ở Anh hy vọng sẽ có ít tín dụng hơn đối với những khoản thế chấp đến ít nhất là cuối tháng 11.

Theo Khảo sát Điều kiện Tín dụng, các đề nghị mượn tiền mua nhà mới sẽ giảm xuống trong khi nhu cầu thế chấp lại tăng lên.

Mua nha o anh anh 1

Người mua nhà ở Anh gặp nhiều khó khăn để sở hữu được bất động sản của riêng mình. Ảnh: CNBC.

Serge Gwynne, đối tác trong lĩnh vực ngân hàng doanh nghiệp và tổ chức tại công ty tư vấn Oliver Wyman, cho biết đây sẽ là một thách thức đối với nhiều chủ nhà vì lãi suất cao hơn sẽ gây thêm áp lực lên những người đang bị siết chặt tài chính.

Chi phí thế chấp ở nước này đã tăng vọt kể từ khi cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng khuấy động thị trường với một gói cắt giảm thuế có giá trị lên đến 45 tỷ bảng Anh vào ngày 23/9, đồng thời gia tăng vay nợ với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, động thái này cuối cùng dẫn đến việc ông bị cách chức trong tuần này.

Sự hỗn loạn kéo theo ngân sách nhỏ (mini-budget) đã khiến thị trường tài chính liên tiếp chao đảo, trong khi nhu cầu mua nhà giảm 1/5 xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo cổng thông tin bất động sản Zoopla.

Thế nhưng, sự gia tăng lãi suất thế chấp đã chậm lại một chút trong vài ngày qua, mang đến một tia hy vọng rằng tình hình sẽ khá khẩm hơn.

“Những thách thức kinh tế rõ ràng đang ảnh hưởng đến thị trường nhà ở và niềm tin của người mua rất thấp. Họ cũng trì hoãn việc mua bất động sản trong 3 đến 6 tháng để xem xét thêm”, Paul Lynch, làm việc tại công ty môi giới Romans ở Guildford, chia sẻ.

Theo chuyên trang bất động sản Rightmove, vào tháng 3/2022, giá trung bình cho một căn hộ tại xứ sở sương mù lần đầu tiên đạt mức 350.000 bảng Anh (khoảng 461.110 USD). Tình hình này là do sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu khi lượng người mua hơn gấp đôi người bán.

Ngoài ra, nhiều nhân viên cổ cồn trắng cũng muốn tìm nơi ở có diện tích lớn hơn để thiết kế không gian làm việc tại nhà. Điều đó đã đẩy giá chào bán đối với những ngôi nhà có từ 4 phòng ngủ trở lên tăng 3,4%.

Thành phố chỉ toàn người thuê nhà

Khi thị trường bất động sản cho thuê ở xứ cờ hoa không ngừng nóng lên, việc tìm nhà ở ngắn hạn ngày càng khó khăn vì nhu cầu quá cao.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm