Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nở rộ phong trào nuôi côn trùng lấy thịt ở TP.HCM

Nhiều loài bò sát, côn trùng xù xì đáng sợ, bò lổm ngổm, nhưng nhiều người ở TP.HCM vẫn chọn nuôi để kiếm thêm thu nhập.

Trang trại côn trùng của anh Vũ Hoàn Lân ở huyện Long Thành (Đồng Nai) trước kia chủ yếu nuôi các loại côn trùng, động vật như rắn mối, dế sữa, tắc kè… để bán, tuy nhiên gần đây anh chuyển sang nhân và lai tạo giống. Anh Lân cho biết, nhiều người ở TP.HCM bắt đầu chuyển sang nuôi những loài vật này nên nhu cầu con giống đang rất cao. Lợi nhuận bán giống cao gấp đôi so với nuôi thương phẩm.

“Mỗi ngày tôi cung ứng gần 1.500 con rắn mối giống, 4.000 dế sữa giống ra thị trường, chủ yếu bán cho người nuôi ở Sài Gòn, còn lại xuất đi các tỉnh”, anh Lân kể.

Rắn mối dễ nuôi, dễ chăm sóc và lớn nhanh nên nhiều người lựa chọn nuôi để ăn, bán cho các quán nhậu, nhà hàng.

Rắn mối dễ nuôi, dễ chăm sóc và lớn nhanh nên nhiều người lựa chọn nuôi để ăn, bán cho các quán nhậu, nhà hàng.

Hiện tại giá rắn mối, tắc kè giống chỉ 5.500 đồng/con, dế sữa 1.000 đồng/con. Con giống đa phần được mua từ huyện Long Thành (Đồng Nai) và huyện Nhà Bè, Hóc Môn (TP.HCM).

Việc nuôi các loại vật này khá đơn giản, chỉ cần một vài thùng xốp, hộp nhựa chi phí khoảng 200.000 đồng. Thực phẩm để nuôi cũng rất dễ tìm như: cơm thừa, rau xanh... Sau hơn 2 tháng chăm sóc là có thể thu hoạch.

Một khay nuôi rắn mối ở trang trại của anh Lân.

Một khay nuôi rắn mối ở trang trại của anh Lân.

Chị Lê Ngọc Trinh (ngụ phường Tân Quy, quận 7), trong một lần lên mạng và biết được nghề nuôi côn trùng. Chị nảy ra ý định đóng giá đỡ trên vách tường nhà để nuôi dế và rắn mối dùng làm thực phẩm trong gia đình. Sau 4 tháng chăm sóc, đến nay chị đã thu hoạch được 2 đợt, mỗi đợt khoảng 10kg dế và rắn mối các loại. “Tôi nuôi côn trùng để ở nhà dùng, một phần đem cho bà con hàng xóm. Mới đầu ai cũng sợ nhưng ăn thử thấy ngon và béo nên mọi người đều thích. Thỉnh thoảng tôi chế biến các món ăn đãi bạn bè, tiết kiệm được một khoản đáng kể vào tiền chợ”, chị Trinh cho biết.

Trong khi đó, anh Trần Huỳnh (ngụ quận 4), nói thay vì nuôi chó, mèo anh có sở thích nuôi côn trùng để làm vật cưng, thi thoảng làm món ăn chơi đãi khách. Ngoài việc tự nuôi tại nhà, mỗi khi đi công tác xa thì anh nhờ một trại nuôi ở huyện Nhà Bè đem về chăm sóc giùm.

Nuôi tắc kè ở trang trại.

Nuôi tắc kè ở trang trại.

Tại cư xá Lữ Gia (quận 11) có khoảng 10 hộ lập chuồng nuôi côn trùng trong nhà, với mục đích kiếm thêm thu nhập từ việc bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn. “Mỗi ngày tôi cho dế, tắc kè ăn vào buổi sáng và chiều, kỹ thuật nuôi khá đơn giản nên không ảnh hưởng nhiều đến thời gian làm việc”, chị Quỳnh Vi, một cư dân của cư xá, chia sẻ.

Một khay nuôi dế khá đơn giản.

Một khay nuôi dế khá đơn giản.

Chị Vi cho biết, do gần đây các món ăn chế biến từ côn trùng được nhiều người lựa chọn nên đến kỳ thu hoạch, chị và những hộ nuôi xung quanh thường mang những con vật này đến bỏ mối ở các nhà hàng, quán nhậu tập trung nhiều trên những tuyến đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp), Hoàng Sa (quận 3), Thành Thái (quận 10), Lý Thường Kiệt (quận 11).... Giá bán mỗi ký lô gam rắn mối khoảng 280.000 đồng, thịt dế sữa gần 150.000 đồng...

Tốc độ sinh sản của các loại vật này khá nhanh nên với “cơ ngơi” hơn 5 thùng nuôi rắn mối, 8 thùng dế sữa trừ mọi chi phí, chị Vi lãi hơn 5 triệu đồng mỗi tháng, bằng 2/3 số lương hàng tháng của chị ở cơ quan.

Đổi đời nhờ nuôi côn trùng

Những người nông dân ở làng Thanon Nang Klarn, vùng Đông Bắc Thái Lan đã thoát cảnh sống bấp bênh nhờ nghề nuôi côn trùng cho du khách.

http://vnmoney.nld.com.vn/chuyen-lam-an/no-ro-phong-trao-nuoi-con-trung-lay-thit-o-tp-hcm-20141231105228368.htm

Theo Lê Phong/ Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm