Đầu tiên, cần định nghĩa độ phân giải chính là số megapixel, tức số điểm ảnh (pixel) bên trong bức ảnh, một MP tương đương 1.000.000 điểm ảnh. Nếu bức ảnh có 4.000 x 3.000 điểm ảnh, nhân hai số này ra chúng ta sẽ có 12 triệu điểm ảnh, như vậy đó là bức ảnh 12 MP. Khái niệm đơn giản này vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà sản xuất - người đề cao độ phân giải - và giới học giả về nhiếp ảnh - những người tin rằng độ phân giải không quyết định chất lượng bức ảnh.
Trên thực tế, độ phân giải cao sẽ giúp bức ảnh đạt chất lượng tốt và người dùng có thể thoải mái cắt ảnh ở những khung chụp rộng hơn. Tuy nhiên, khi tăng số megapixel nhằm cải thiện chất lượng ảnh, thiết bị sẽ xuất hiện một số giới hạn kỹ thuật.
Độ phân giải cao giúp các bức ảnh đạt chất lượng hiển thị tốt hơn.
|
Đầu tiên, khi độ phân giải càng cao thì thời gian xử lý sẽ càng lâu. Từ đó, điện thoại sẽ ngốn một lượng pin cao hơn và yêu cầu nhiều khoảng trống bộ nhớ để lưu trữ. Hiện nay, bộ vi xử lý trên smartphone đã mạnh hơn, thẻ nhớ lớn hơn, tuy nhiên vẫn cần sự cân bằng giữa độ phân giải và việc lưu trữ ảnh.
Xét trên khía cạnh thực tế, hiện nay ống kính trên smartphone khá vất vả để duy trì việc lấy nét trên toàn bộ khung hình. Các chi tiết thường có xu hướng nét hơn ở trung tâm và mờ dần về phía xung quanh. Chính vì vậy, khi độ phân giải lên tới một ngưỡng nhất định sẽ làm nhược điểm của ống kính lộ ra rõ ràng hơn.
Ảnh chụp thực tế dùng camera Galaxy A (2016).
|
Cuối cùng, độ phân giải quá cao sẽ loại bỏ và làm giảm chi tiết của bức ảnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do độ nhiễu/hạt (noise) của cảm biến. Hiện tượng nhiễu xuất hiện do có sự sai lệch (quang sai) khi đo lường mỗi điểm ảnh, thường xuất hiện dưới hình dạng tựa như những hạt bụi lốm đốm trên ảnh. Tăng lượng megapixel đồng nghĩa với việc giảm đi lượng ánh sáng mà mỗi điểm ảnh nhận được để đo sáng, do đó mức độ nhiễu sẽ tăng lên.
Các camera hiện nay đều áp dụng thuật toán khử nhiễu. Khi mức nhiễu cao, máy ảnh sẽ không thể phân biệt được những điểm nhiễu không mong muốn và các chi tiết tinh tế của bối cảnh cụ thể. Kết quả là, quá trình trên sẽ vô tình loại bỏ đi nhiều chi tiết trên bức ảnh.
Galaxy A (2016) có nhiều tính năng cải tiến, hạn chế nhược điểm của camera có độ phân giải quá cao.
|
Để khắc phục các nhược điểm trên, Galaxy A (2016) được Samsung chú trọng tập trung cho màn hình, khẩu độ trong 2 phiên bản Galaxy A5 và A7. Với khẩu độ lớn f1.9, khả năng lấy sáng được tối ưu hóa, hạn chế rung và độ nhiễu (noise), cho ra những bức ảnh đêm rõ nét, thậm chí người dùng có thể selfie không đèn flash trong điều kiện thiếu sáng.
Camera khẩu độ f1.9 của Galaxy A (2016) cho chất lượng bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng.
|
Galaxy A5 và Galaxy A7 được trang bị bộ ổn định quang học (OIS) giúp ảnh chụp bằng camera sau 13 megapixel không bị nhòe do rung tay hay mất nét khi đang di chuyển. Nhờ đó, các thiết bị này vừa đáp ứng nhu cầu chụp ảnh ở một smartphone có độ phân giải cao, tiết kiệm pin và đem đến độ sắc nét, chi tiết trong mỗi bức ảnh.