Năm 2021 là một năm đặc biệt với thị trường tiền số. Theo nghiên cứu của Grayscale Investments, nửa số nhà đầu tư đang sở hữu Bitcoin đã mua đồng tiền số này trong năm 2021. Các lĩnh vực khác như NFT, GameFi, DeFi và một số coin nền tảng đã đạt mức tăng trưởng 5.000% trong năm qua.
Các chuyên gia nhận định GameFi, DeFi, Web 3.0 sẽ trở thành những xu hướng tiền số trong năm 2022.
Metaverse có thể phát triển trong năm tới
Game play-to-earn ra mắt vào năm 2021, dự án Axie Infinity (AXS) đã dẫn đầu làn sóng chơi game kiếm tiền. Lĩnh vực này đã tạo ra đợt bùng nổ, thu hút nhiều người dùng và dòng vốn mới. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư lớn cũng đã bắt đầu tham gia vào lĩnh vực GameFi.
Đồng thời, quyết định đổi tên thương hiệu của Facebook và ra mắt vũ trụ ảo Meta đã khiến mô hình metaverse phổ biến hơn và trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư tiền số.
Theo Nasdaq, các vũ trụ ảo có khả năng cao sẽ sử dụng tiền mã hóa làm hình thức thanh toán. Đây là mấu chốt cho thấy coin, token metaverse sẽ phát triển trong tương lai.
Forbes nhận định rằng metaverse còn đang ở giai đoạn sơ khai. Đây có thể là cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vào các dự án vũ trụ ảo. Sven Wenzel, Đồng sáng lập Castello Coin so sánh thị trường tiền số metaverse hiện tại với những ngày đầu của Bitcoin.
"Đầu tư vào một dự án metaverse tương tự như mua Bitcoin vào giai đoạn đầu. Người dùng sẽ có khoản lợi nhuận lớn trong dài hạn", Sven Wenzel nói.
Web 3.0 bắt đầu hình thành
Theo các chuyên gia, sự kết hợp với blockchain sẽ giúp Web 3.0 trở thành nền tảng tương lai của Internet. Với mô hình này, Web 3.0 sẽ là một không gian phi tập trung, người dùng có thể nhận được phần thưởng bằng tiền số khi tham gia xây dựng cộng đồng.
CoinMarketCap định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng thành một hệ thống, nơi dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, không còn bị ràng buộc bởi các nền tảng lớn.
Sự phát triển của công nghệ blockchain và sổ cái lưu trữ tạo ra một môi trường minh bạch và an toàn hơn. Cơ sở hạ tầng trên nền tảng phi tập trung sẽ thay thế nhiều gã khổng lồ công nghệ như Google hay Facebook.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 12, cộng đồng tiền mã hóa đã có nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh lĩnh vực Web 3.0. Trong đó, tỷ phú Mỹ, Elon Musk đã tỏ ra hoài nghi về sự phát triển của mô hình này. Ở chiều ngược lại, theo Nasdaq, một số người dùng tin rằng Web 3.0 sẽ là cơ hội để con người có thể nghỉ việc văn phòng và tự do làm việc tại nhà thông qua mô hình này.
DeFi bùng nổ
Nils Gregersen, nhà sáng lập Paycer UG & CTO cho rằng các quy định mới về tiền mã hóa có thể tác động 2 mặt lên lĩnh vực DeFi trong năm 2022. "DeFi vẫn có thể là một xu hướng trong năm 2022. Có rất nhiều sản phẩm mới sắp ra mắt", Nils Gregersen nói.
John Wu, CEO của Ava Labs có cùng quan điểm với Nils Gregersen. John dự đoán DeFi sẽ phát triển trong năm 2022. Forbes cho biết một trong những xu hướng DeFi có thể tăng trưởng tốt trong năm tới là các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).
Decentralized Finance (DeFi) là các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. DeFi cho phép người dùng truy cập ở bất kỳ đâu, không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Đồng thời, nền tài chính phi tập trung tận dụng tính minh bạch của blockchain để cung cấp các dịch vụ gửi tiết kiệm, vay, cho vay…
Trong 2 năm qua, tổng giá trị tài sản bị khóa ở các dịch vụ của DeFi (TVL) cũng đã tăng đột biến, từ 500 triệu USD lên đến 247 tỷ USD. Hoạt động này diễn ra phổ biến hơn khi giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có mức tăng mạnh.
Samsung ra mắt TV đầu tiên trên thế giới có công nghệ Blockchain
Từ nay người dùng có thể giao dịch và hiển thị các Token không thể thay thế ngay trên TV của mình.
Lời hơn 429 lần nếu đầu tư SHIB cách đây một năm
Phần lớn thị trường tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong năm 2021, nhưng dấu ấn lớn nhất vẫn nằm ở các đồng memecoin.
Cựu ngoại trưởng Anh: 'Đừng dùng tiền tiết kiệm đầu tư tiền số'
Cựu Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khuyên các nhà đầu tư phải “cực kỳ thận trọng” trong việc chuyển đổi các khoản tiết kiệm của họ thành tiền mã hóa.