Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ va chạm tàu ngầm do lỗi cẩu thả

Với sự phát triển của công nghệ, tưởng chừng các vụ va chạm tàu ngầm chỉ là hiếm hoi, nhưng sự thực chúng ta đang sống trong "thời hoàng kim của va chạm tàu ngầm".

Những vụ va chạm tàu ngầm do lỗi cẩu thả

Với sự phát triển của công nghệ, tưởng chừng các vụ va chạm tàu ngầm chỉ là hiếm hoi, nhưng sự thực chúng ta đang sống trong "thời hoàng kim của va chạm tàu ngầm".

Gần đây, thuyền trưởng của một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) của Mỹ vừa bị cách chức vì để tàu ngầm va phải một tàu buôn khi đang nổi lên mặt nước. Vị này bị cáo buộc về việc không được đào tạo đúng mực và giám sát thủy thủ tàu trong quá trình nổi lên mặt nước.

Theo một số thông tin rò rỉ về nguyên nhân va chạm, một thuyền viên đã đọc nhầm thiết bị và nghĩ rằng, con tàu buôn đang di chuyển ra xa, trong khi thực tế là nó đang tiến thẳng về phía tàu ngầm.

Trớ trêu, đây là một trong những bài tập đơn giản đối với bất kỳ thủy thủ hay thuyền trưởng nào nhằm tránh các vụ va chạm dưới nước. Việc miễn nhiệm những người đứng đầu cẩu thả là một động thái nhằm khuyến khích các thuyền trưởng khác cẩn trọng hơn và tránh những sai lầm tương tự.

Tàu ngầm USS San Francisco được trục vớt ngoài khơi Guam sau cú đâm vào rặng đá ngầm dưới biển. Phần mũi tàu hư hỏng nặng.

 

Va chạm không chỉ xảy ra giữa tàu ngầm và những tàu nổi trên mặt nước. Năm 2010, 3 sĩ quan tàu ngầm của Anh, gồm một đại tá Hải quân đã phải ra tòa án quân sự về tội lơ đãng của mình. Họ đã nhận tội và thú nhận việc có hơi men khi điều khiển tàu và để con tàu ngầm hạt nhân lớp Swiftsure đang nằm dưới sự chỉ hủy của họ là chiếc HMS Superb va chạm với đá ngầm ngày 26/5/2008.

Điều đáng nói, dãy đá ngầm được đánh dấu rõ ràng trên bản đồ nhưng vì không tỉnh táo, họ để con tàu đập mạnh vào đá khiến thân và hệ thống sonar bị hư hỏng nặng. Rốt cuộc, Hải quân Hoàng gia Anh cũng bỏ xó con tàu và không sửa chữa, vì theo kế hoạch, nó cũng sẽ không được sử dụng trong đội tàu ngầm sau 32 năm phục vụ.

Theo lời thú tội của các sĩ quan này, do say rượu mà họ đọc nhầm bản đồ địa hình dưới nước của khu vực Biển Đỏ. Vì vậy, họ đã ra lệnh cho tàu bắt đầu lặn ở độ sâu 250 m so với mặt nước. Trong khi rặng đá chỉ cách mặt nước 132 m, nhưng họ đọc nhầm thành 732 m và vụ va chạm xảy ra.

Vụ va chạm của tàu Superb chỉ là một trong nhiều ví dụ gần đây về việc thủy thủ đoàn, đặc biệt là chỉ huy, không có sự chú tâm trong hoạt động.

Năm 2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã đâm vào hệ thống sonar đặt sau một tàu khu trục USS John Mc Cain của Mỹ ở vịnh Subic, ngoài khơi Philippines. Cùng khoảng thời gian này, tàu ngầm lớp Los Angeles USS Hatford đã đụng phải tàu đổ bộ LPD lớp San Antonio USS New Orleans (ngày 20/3/2009) tại eo Hormuz, gần vịnh Ba Tư.

Lùi lại một chút nữa là vụ va chạm thảm khốc ngày 8/2/2005, khi tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ USS San Francisco đã va phải dãy đá ngầm dưới ở gần Guam, Thái Bình Dương, khiến một thủy thủ thiệt mạng và 98 người bị thương. Khi đó, con tàu đang di chuyển với tốc độ cao hướng tới Brisbane, Australia nên mức độ va chạm nghiêm trọng hơn. Một cuộc điều tra đã lý giải nguyên nhân là do tàu sử dụng các kỹ thuật xây dựng lộ trình không đúng.

Mọi tàu ngầm di chuyển dưới vùng nước sâu đều gần như mù và phụ thuộc nhiều vào hệ thống cảm biến. Vì vậy, các thủy thủ hay thuyền trưởng phải chú tâm liên tục vào bản đồ địa hình và các thiết bị hiển thị ví trí điện tử. Nhưng rất khó để giữ mọi người luôn luôn tỉnh táo, và đây là lý do chính dẫn đến các vụ va chạm.

Trở về quá khứ, “Kỷ nguyên vàng của va chạm tàu ngầm” là thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Từ khi Liên Xô bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân vào những năm 1960 và đưa vào hoạt động, tần suất các vụ va chạm ngày càng ra tăng, ít nhất 2 năm một vụ, và hầu hết đều liên quan đến tàu ngầm Nga.

Nguyên nhân chính, theo sự tuyên truyền của Mỹ là do tàu ngầm của Nga có hệ thống sonar quá kém, đồng nghĩa với việc mù khi ở dưới nước. Một điều hài hước nhất trong thời kỳ này, đó là việc Mỹ phát triển mạnh hệ thống sonar của mình so với Nga, nhưng lại dính nhiều vụ va chạm hơn.

Giai đoạn này, một tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN) của Mỹ thường theo dõi và săn đuổi tàu ngầm SSBN của Nga bằng cách di chuyển vào điểm mù của tàu nga ( đằng sau chân vịt). Tuy nhiên, đôi khi Nga phát hiện ra việc theo dõi và đáp trả bằng chiến thuật mà người Mỹ đặt tên là "Ivan bạo chúa".

Khi đó, tàu ngầm của Nga tăng tốc và rồi đột ngột rẽ khiến tàu ngầm của Mỹ cũng phải chuyển hướng, và va chạm xảy ra.

Cũng theo tuyên truyền của Mỹ, ngoài những sự cố như tàu ngầm Nga tự đâm nhau, chúng còn thường đâm vào các vật thể vô tri khác như băng trôi, dàn khoan dầu. Tàu ngầm của phương Tây với hệ thống sonar tiên tiến hơn, thủy thủ đoàn được huấn luyện tốt và nhiều kỹ năng hơn, nên tỷ lệ va chạm ít hơn. Tuy nhiên, ngày nay, Nga có rất ít tàu ngầm, nên hầu hết những vụ va chạm lại là do tàu ngầm phương Tây, những kẻ đang thống trị vùng tối tăm của đại dương.

Theo Đất Việt

 

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm