Khu vực tê giác trắng ở Vinpearl Safari Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường. |
Theo Vingroup, hiện đàn tê giác tại Vinpearl Safari Phú Quốc là từ nguồn hợp tác trưng bày từ các vườn thú trong nước. Đàn tê giác Vinpearl Safari đã ký hợp đồng đặt mua năm 2015 sẽ về Việt Nam trong năm 2016.
Một trong những nơi có nhiều tê giác là Nam Phi thì chưa có thông tin tê giác được đưa lên máy bay hay vận chuyển ra khỏi Nam Phi.
Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Loraine Liebenberg, từ Tổ chức Save Our Rhino tại Nam Phi cho biết:"Tôi vừa kiểm tra và được biết Bộ Môi trường Nam Phi (DEA) chưa cấp bất cứ giấy phép nào chuyển tê giác đến Việt Nam. Mọi tê giác muốn được xuất khẩu hay đưa ra nước ngoài đều phải có giấy phép do DEA cấp".
Hai tê giác trắng ở Safari Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường. |
Một vấn đề đặt ra là việc vận chuyển tê giác. Ông Jose Depre, đại diện của IARF nhắc lại cuộc vận chuyển tê giác ở từ Nam Phi đến Zambia. “Quãng đường đi khi đó ngắn từ Nam Phi tới Zambia, với thời gian dưới 1 tiếng 45 phút và quãng đường khoảng 2.000 km,” ông Jose Depre, đại diện của IARF trả lời Zing.vn.
Vấn đề nữa chuyên gia cũng nêu ra là việc gây mê trong quá trình vận chuyển. Việc gây mê chỉ nên thực hiện tối đa 1-2 lần và gây mê chỉ nên kéo dài tối đa 1 tiếng 30 phút.
Máy bay chở thú từ Nam Phi đáp xuống sân bay Phú Quốc sáng 17/12/2015. Ảnh: Website Vingroup. |
Chuyên gia từng làm tại Vinpearl Safari Phú Quốc thì cho rằng việc thú chết là bình thường, quan trọng là chuyện “xảy ra ít hay nhiều” và liệu thú chết có phải do quy trình, kỹ thuật chăm sóc có vấn đề hay không.
Tuy vậy, chuyên gia này nhận xét, Vinpearl safari Phú Quốc có một trong những bệnh viện thú y quy mô và tốt bậc nhất Đông Nam Á.
Một vấn đề nữa chuyên gia cũng nêu ra là việc gây mê trong quá trình vận chuyển. Việc gây mê chỉ nên thực hiện tối đa 1-2 lần và gây mê chỉ nên kéo dài tối đa 1 tiếng 30 phút.
Tê giác trắng ở Vinpearl Safari Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường. |
Các chuyên gia dù vậy thừa nhận khó khăn của việc nuôi và chăm sóc 3.000 cá thể thú ở Safari.
“Chăm sóc 3.000 cá thể thú là công việc khó và phức tạp”, một chuyên gia nói. “Chỉ cần một con thú ốm hay ho sổ mũi thôi là toàn bộ nhân viên vườn thú đã phải thức đêm, thức ngày để chăm rồi. Công việc chăm sóc không phải dễ”.
Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Phạm Tuấn Linh, quản lý vườn thú, nói có tổng cộng 10 chuyên gia nước ngoài làm việc tại Bệnh viện Safari Phú Quốc. Hiện có 2 chuyên gia đến từ Úc và Anh đã hết hạn hợp đồng vào tháng 1/2016. 8 chuyên gia còn lại gồm 5 người đến từ Ấn Độ và 3 người còn lại đến từ Pháp, Singapore, Thái Lan vẫn làm việc tại đây.
Theo thông tin hôm khai trương 24/12, Vinpearl Safari Phú Quốc sẽ sở hữu những bộ sưu tập động vật quý hiếm với số lượng lớn hàng đầu Việt Nam như 200 cá thể Hồng hạc, 100 Tê giác, 60 hươu cao cổ... Đây sẽ là bộ sưu tập động vật có quy mô mang tầm khu vực cả về chủng loại lẫn số lượng cá thể. Bộ sưu tập sẽ liên tục được cập nhật, nâng cấp sau khi công viên đi vào vận hành.
Thú chết do vận chuyển đi xa?
Phóng viên Zing.vn đã dành vài ngày thực địa tại Vinpearl Safari Phú Quốc trong tuần qua. Một cán bộ sở tại ở địa phương thường ra vào Safari này cho biết ông có nắm được thông tin một số con thú… bị chết do mệt vì vận chuyển xa và lạ khí hậu. Thời điểm thú chết được ông này xác nhận sự việc xảy ra trước khi Safari này khai trương.
“Những con thú chết được đưa qua bệnh viện thú y để giải phẫu xem chúng chết vì nguyên nhân gì. Sau đó, xác con vật được đưa xuống hố để đốt ra tro, chứ không chôn lấp như nhiều người đồn đoán”, ông này nói với Zing.vn.
Trong những ngày tìm hiểu về Vinpearl Safari, phóng viên được một người chuyển ảnh vệ tinh về khu vực này. Trong đó, họ khoanh hình chữ nhật ở nơi được cho là vị trí chôn xác thú chết đang bốc mùi hôi thối. Nơi này cách cổng chính vào vườn thú khoảng 1.500 m, nằm bên trái của hướng đi ra Vinpearl Land.
Tuy nhiên, vị trí đánh dấu trên bản đồ được xác định là bệnh viện thú y của Safari.