Những 'tỷ phú' nông dân giàu lên nhờ khác người
Rời TP.HCM, Trần Văn Hùng (36 tuổi) đến với vùng rừng núi Đạ Sar (H.Lạc Dương, Lâm Đồng) mua đất trồng lan hồ điệp và có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hơn 3 năm trước, vùng rừng núi này đón chàng “thợ đụng” xa lạ Trần Văn Hùng đến lập trại trồng hoa. Gọi là “thợ đụng” bởi do đường học vấn “không sáng sủa” nên khi 15 tuổi Hùng đã ngược xuôi khắp nơi làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Hùng quyết định lên vùng đất Lạc Dương này để lập nghiệp. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, cùng với vay mượn người thân, anh mua một mẫu đất và bắt đầu cuộc sống nơi vùng đất mới.
Anh cho biết thời gian tới sẽ phát triển thêm 3.000 m2 diện tích trồng lan hồ điệp chất lượng cao, giải quyết việc làm cho 20 lao động; dự kiến cuối năm nay cung cấp ra thị trường 130.000 chậu, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng. Ban đầu anh gặp nhiều khó khăn vì kinh nghiệm làm giàn, nhà kính chưa có nên phải sửa đi sửa lại nhiều lần mới phù hợp.
Trần Văn Hùng trong vườn lan hồ điệp bạc tỷ. |
Mày mò học hỏi và rồi anh đã thành công khi hơn 40.000 chậu hoa mùa vụ đầu tiên đã ra thị trường mang về doanh thu trên 4 tỷ đồng. Vừa làm vừa hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất cũng như diện tích trồng hoa, đến nay vườn hoa của anh đã lên 4.000 m2 và được trang bị đầy đủ những quạt hút hơi nóng, máy đo nhiệt độ, máy hút ẩm, hệ thống máy sưởi và tường nước chống nóng… Mùa Tết vừa qua, anh cung cấp cho thị trường các tỉnh trong nước với hơn 60.0000 chậu hoa với giá từ 80.000 - 110.000 đồng/chậu, mang về doanh thu trên 6 tỷ đồng.
Chàng trai mê tre
" Mỗi một sản phẩm tôi đều làm rất tỉ mỉ và công phu. Tôi muốn khi mình trao cho khách hàng thì nó thật hoàn thiện" - Nguyễn Đình Hưng - doanh nhân trẻ. |
Từ niềm đam mê đối với tre, Nguyễn Đình Hưng đã tạo cho mình một thương hiệu mang tên Tre Việt tại TP.Huế được nhiều người biết đến.
Mê tre từ nhỏ nhưng chỉ đến năm 2009, Hưng mới thực sự bén duyên với tre khi quyết định mở cơ sở mây tre mỹ nghệ Tre Việt.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hưng làm rất nhiều nghề. Sau đó, Hưng mở tiệm sửa điện thoại. “Mở tiệm được vài năm thì thấy chán. Thỉnh thoảng tôi vẫn làm nhiều thứ đồ bằng tre và để khắp nhà. Nhiều người đến nhà khen đẹp. Nên tôi mới nảy ra ý định mở cơ sở mây tre mỹ nghệ”, Hưng nói.
Một năm sau khi mở cơ sở, Hưng thử sức ở Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Hưng đoạt giải khuyến khích trong niềm vui và đầy bất ngờ với tác phẩm đèn bát truyền thống Việt Nam. Các hội thi năm sau, Hưng cũng liên tục đoạt giải cao với các tác phẩm độc đáo như đèn nơm cá đôi, bộ giá để rượu, bộ côn trùng bằng tre.
Cơ sở mây tre mỹ nghệ Tre Việt của Hưng có gần 100 mẫu khác nhau. Một trong những sản phẩm được Hưng đặc biệt yêu thích là đèn trang trí và đèn nghệ thuật. “Tôi không làm đại trà. Mỗi một sản phẩm tôi đều làm rất tỷ mỉ và công phu. Tôi muốn khi mình trao cho khách hàng thì nó thật hoàn thiện. Bởi đối với tôi, mây tre mỹ nghệ là đam mê”, Hưng nói.
Hiện tại, Hưng mở lớp đào tạo miễn phí cho các em khuyết tật tại Trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều. “Nhiều em đã biết làm rất nhiều đồ mây tre mỹ nghệ. Các em tỏ ra rất thích thú. Hy vọng các em sẽ có cái nghề để nuôi sống mình và bản thân các em thấy ý nghĩa khi được làm việc”, cô Nguyễn Thị Diệu Vân, Phó ban điều hành trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều cho biết.
Thanh “cào cào”
Khởi nghiệp với nghề nuôi cào cào, Thái Văn Thanh (42 tuổi, ngụ phường Long Thạnh D, thị xã Tân Châu, An Giang) được xóm giềng gán cho biệt danh Thanh “cào cào”. Tới nay, Thanh có hơn 1.800 con cào cào bố mẹ; còn cào cào con, cào cào giống có trên 10.000.
Ở xóm lao động nghèo này ai cũng nể phục gương vượt khó của Thanh, bị tật hai chân từ lúc chào đời nhưng Thanh không đầu hàng số phận. Anh làm đủ nghề để kiếm sống. Tới năm 2009, một dịp tình cờ thấy người trong xóm đi lùng tìm bắt ổ cào cào về trị bệnh đái dầm cho trẻ, Thanh nảy sinh ý tưởng nuôi cào cào thương phẩm để bán như dế.
Nói nghe dễ nhưng khi đụng vào nghề, Thanh gặp bao khó khăn. Cái khó nhất là tới nay không có tài liệu nào hướng dẫn cách nuôi côn trùng này. Đầu tiên, Thanh thử giăng mùng cho chúng ở nhưng lũ cào cào đã tìm cách trốn đi. Ban đầu, Thanh cho cào cào ăn lúa, rau màu, cỏ dại nhưng chúng chỉ nhấm nháp rồi bỏ nên ốm đói, chết dần. Lâu ngày, Thanh phát hiện ra trong tự nhiên chúng chỉ ăn các loại cây cỏ hoang dã có vị thuốc như cây cắc ké, vần xay, lá khoai mì, lá đu đủ dầu… Đến khi cào cào chịu ở yên một chỗ thì chúng không chịu đẻ, khi đẻ trứng lại không nở thành con.
Gần 2 năm ròng mất ăn mất ngủ với cào cào, Thanh mới nắm được bí quyết nuôi loài bay nhảy này. Hiện nay, ngoài bán cào cào giống, Thanh còn học cách chiên để bán cho khách hàng có yêu cầu. Theo đó, cào cào chiên sẵn giá 8.000 đồng/con, còn sống giá 6.000 đồng/con, riêng cào cào giống
Theo Thanh Niên