Cuộc sống của những tỷ phú với khối tài sản khổng lồ trong mắt nhiều người chẳng khác nào một giấc mơ. Tuy nhiên đằng sau ánh hào quang của danh vọng, họ phải đối mặt với vô vàn rủi ro, khủng hoảng, chấn động tâm lý, bệnh tật không dễ gì vượt qua.
Howard Hughes
Người ta biết đến Hughes như một người đàn ông đa tài hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Bản thân ông vừa là một nhà tài phiệt kinh doanh, một ông trùm đầu tư, phi công, kỹ sư hàng không vũ trụ, nhà làm phim và nhà hoạt đông từ thiện tích cực. Trong suốt thời trẻ, ông luôn có mặt trong tốp những người giàu nhất hành tinh. Tuy nhiên, Huges nổi tiếng với tính cách lập dị và một lối sống khép kín, nhất là về nửa sau cuộc đời ông.
Howard Hughes - người đàn ông đa tài là tỷ phú cuối đời bất hạnh vì bệnh tật giày vò. Ảnh minh họa |
Ông mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (một rối loạn tâm lý mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng) và bị đau đầu kinh niên. Sau một vụ tai nạn máy bay, Huges đã bị thương nặng và hầu như trong suốt phần đời còn lại ông sống trong đau đớn dày vò, thậm chí cuối cùng ông còn phải phụ thuộc vào thuốc codeine.
Dù thành công và vô cùng nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ đã được ông đóng góp cho hầu hết các quỹ từ thiện, nhưng trước khi qua đời, lối sống ẩn dật của ông đã khiến người ta không còn nhận ra Hughes tài năng của ngày nào. Cơ thể ông gầy gò với đầu tóc, râu ria để dài như một kẻ hàng khất, đến nỗi người ta phải dùng đến dấu vân tay dể xác định cái chết của ông. Schwab là một trong số những tỷ phú cuối đời sống trong bất hạnh.
Anthony Marshall - người thừa kế tập đoàn Astor
Astor là một trong những gia tộc tỷ phú giàu có nhất nước Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và 20. Tuy nhiên, sự giàu có không đem lại hạnh phúc cho tất cả những thành viên trong gia tộc nổi tiếng nhất nước Mỹ này. Là một trong những người đứng đầu gia đình, nữ tỷ phú Brook Astor đã phải chiến đấu với căn bệnh Alzheimer trong suốt quãng thời gian cuối đời bà.
Anthony Marshall chết trong tù ở tuổi 89 với tội danh chiếm đoạt tài sản của mẹ đẻ. Ảnh minh họa |
Theo các phương tiện truyền thông, con trai ruột của bà- Anthony Marshall không hề ở bên cạnh để chăm sóc mẹ trong những ngày tháng cuối đời. Ông bị cáo buộc đã để mẹ mình sống trong tình trạng nghèo khổ, trong khi bản thân bòn rút khối tài sản của bà. Năm 2009, Anthony Marshall đã bị tuyên án có tội và phải ngồi tù trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Sau đó đã chết trong tù ở tuổi 89. Cái chết sau đó được tiết lộ là do vấn đề sức khỏe.
Jesse Livermore – nhà đầu tư vĩ đại của thế kỷ 20
Trong những năm đầu thế kỷ 20, Jesse Livermore là huyền thoại đầu tư cực kỳ nổi tiếng. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn, hoặc mất tất cả, nhanh như Livermore. Với tài năng kinh doanh nhạy bén, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ ở phố Wall, Livermore đã trở thành một người cực kỳ giàu có.
Huyền thoại đầu tư của thế kỷ 20 Jesse Livermore - tỷ phú cuối đời bất hạnh đã tự kết liễu cuộc đời mình. Ảnh minh họa |
Trong khoảng thời gian từ năm 1907 đến 1929, trước những biến động của thị trường, tài kinh doanh và đầu tư đã giúp ông kiếm được từ 3 triệu đô la dần tăng vọt đến con số đáng kinh ngạc 100 triệu. Số tiền ở thời điểm đó sau khi đã điều chỉnh mức lạm phát tương đương với hàng tỷ đô vào thời giá bây giờ. Tuy nhiên, không biết bằng cách nào đó, Livermore đã đánh mất số vốn đầu tư của mình. Không ai biết ông đã đánh mất số vốn đó như thế nào, chỉ biết rằng đến năm 1934, Liver đã phá sản và bị loại khỏi Hội đồng thương mại Chicago. Cuối cùng, một trong những nhà kinh doanh ngoạn mục nhất thời đại đã tự tử để lại một cái kết buồn cho cuộc đời của một tài năng.
Charles M. Schwab, chủ tịch tập đoàn thép Bethlehem
Những người Mỹ hẳn không ai là không biết đến Schwab. Trong suốt những năm đầu thế kỷ 20, người đàn ông này là ông trùm trong ngành công nghiệp thép thế giới. Ông bắt đầu sự nghiệp với cương vị một kỹ sư tại nhà máy thép Andrew Carnegie, sau đó vươn lên điều hành công ty đóng tàu và sản xuất thép Bethlehem. Dưới sự lãnh đạo của Schwab, Bethlehem đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Từng nắm trong tay khối tài sản khổng lồ rồi cuối cùng phải sống trong cảnh nợ nần, Schwab là một trong số những tỷ phú cuối đời bất hạnh. Ảnh minh họa |
Là một người thích mạo hiểm và có nhiều quyết định gây tranh cãi, nỗ lực của Schwab đã được đền đáp xứng đáng, khi ông được trao huy chương danh dự và bước vào hội trường danh giá, nơi tôn vinh những thành tựu trọn đời của ông trong ngành công nghiệp thép. Trở nên giàu có, Schwab chuyển đến thành phố New York và tự thưởng cho mình một biệt thự trị giá 7 triệu đô.
Ông cũng sở hữu nhiều bất động sản và đi du lịch bằng những siêu xe đắt tiền. Tuy nhiên, tiền không phải lúc nào cũng đảm bảo cho một hạnh phúc dài lâu. Trong nhiều năm, ông đã tiêu hết phần lớn tài sản của mình, ước tính từ 25 đến 40 triệu đô vào thời điểm đó (sau khi điều chính mức lạm phát có giá trị tương đương khoảng 800 triệu vào thời điểm bây giờ).
Đến năm 1929 ông đã mất toàn bộ gia sản còn lại trong một vụ đầu tư chứng khoán thất bại. Biệt thự của ông bị tịch thu. Tại thời điểm lúc qua đời, ông thậm chí còn mắc nợ, bởi cổ phần của ông trong khi đó đã trở nên vô giá trị, khiến ông phải vay tiền để kiếm sống.