Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thảm họa kinh hoàng nhất thế giới

Mất điện ở Ấn Độ, nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl là 2 trong số những thảm họa liên quan đến cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn đến con người trong lịch sử.

Những thảm họa kinh hoàng nhất thế giới

Mất điện ở Ấn Độ, nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl là 2 trong số những thảm họa liên quan đến cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn đến con người trong lịch sử.

Mất điện ở Ấn Độ: Cuối tháng 7 vừa qua, Ấn Độ bị mất điện khiến khoảng 600 triệu người, tức ½ dân số nước này phải sống trong bóng tối, thiếu điện nước sinh hoạt trong 2 ngày. Khoảng 300 chuyến tàu phải ngừng hoạt động, hàng nghìn hành khách mắc kẹt tại các nhà ga do tàu không chạy được.

Nổ đường ống dẫn khí ở California (Mỹ) năm 2010: 9 người chết và 58 người khác bị thương trong vụ nổ đường ống dẫn khí tại San Bruno, California ngày 9/9/2010. Vụ nổ lớn đến nỗi người dân quanh đó nghĩ là động đất. Những điều tra sau đó cho thấy, nguyên nhân là do đường ống không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Hố khổng lồ ở Guatemala: Ở thành phố Guatemala có một hố tử thần, rộng khoảng 10m và sâu khoảng 100m. Một số nhà khoa học cho rằng hố này hình thành là do cơ sở hạ tầng dưới lòng đất. Ống ngầm bị nứt và vỡ hiếm khi được sửa là nguyên nhân tạo ra hố khổng lồ ở Guatemala vào năm 2010.

Sập cầu trên sông Mississippi năm 2007: Vụ sập cầu trên sông Mississippi (Mỹ) nối Minneapolis và St. Paul khiến 100 chiếc ô tô rơi xuống sông, 13 người thiệt mạng, giao thông bị ngắt quãng.

Nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl: Hơn 26 năm kể từ khi xảy ra vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl tại Pripyat, Ukraina, người ta vẫn chưa hết bàng hoàng. Thảm họa xảy ra ngày 26/4/1986 và bị coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Vụ nổ phát ra lượng phóng xạ rất lớn ra môi trường, lan sang các nước như Anh, Mỹ, phía Đông và Tây Âu. Ước tính lượng phóng xạ từ thảm họa lớn gấp 4 lần so với vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Vụ nổ ống hơi nước năm 2007 làm rung chuyển thành phố New York (Mỹ). Người dân nơi đây được một phen hoảng loạn và phải sơ tán sang các khu phố lân cận. Hơi nước bốc cao, bùn và đá bắn tứ tung ở khu phố Manhattan. Ban đầu, các nhà chức trách nghi ngờ vụ việc có liên quan đến khủng bố nhưng sau đó bác bỏ thông tin này. Một phụ nữ đã chết vì đau tim khi đang chạy khỏi khu vực xảy ra vụ nổ, 45 người khác bị thương.

Lụt mật đường mía ở Boston (Mỹ) năm 1919 khiến dư luận và báo chí rất quan tâm vào thời điểm bấy giờ. Ngày 15/1/1919, một tiếng nổ bất ngờ vang lên, một chiếc thùng sắt khổng lồ của công ty Purity Distilling bị nổ, trút “mưa” mật mía đường xuống đường phố khiến giao thông tắc nghẽn, nhiều người bị ngã, ngạt vì mật mía đường. Theo thống kê, 21 người đã thiệt mạng vì ngạt, ngã.... Các nhà điều tra cho hay, tiêu chuẩn xây dựng không đáp ứng và không thường xuyên kiểm tra gây ra sự cố trên.

Vụ vỡ đập Val di Stava ở Italy năm 1985 vẫn còn ám ảnh người dân nước này. Hai đập trên cao bị vỡ, kéo theo đập Val Di Stava ở làng Stava (Italy) bị vỡ ngày 19/7/1985. Cát, bùn, nước ùn ùn đổ vào những ngôi làng xung quanh đập, phá hủy nhà cửa, tài sản, cây cối…. 268 người đã thiệt mạng trong thảm họa. Đây là một trong những thảm họa về cơ sở vật chất tồi tệ nhất trong lịch sử Italy.

 

đỗ quyên

Theo Infonet

 

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm