Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thách thức với tân lãnh đạo Việt Nam

GS Carl Thayer chỉ ra bốn thách thức mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đối mặt: giảm nợ công, cải cách hệ thống ngân hàng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và chống tham nhũng.

GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng một trong những điểm mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là kinh nghiệm điều hành chính quyền địa phương. “Ông Nguyễn Xuân Phúc có những kinh nghiệm chuyên sâu trong việc điều hành chính quyền địa phương ở Quảng Nam trước đây và những công việc Chính phủ ở những vị trí cao hơn như Bộ trưởng – Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ hay Phó thủ tướng”.

"Số phiếu tín nhiệm cao dành cho ông Nguyễn Xuân Phúc tăng vượt bậc trong hai năm 2013 và 2014. Năm 2013 ông nhận được 248 phiếu, đến 2014 nhận được 356 phiếu tín nhiệm cao. Tăng thêm 108 phiếu tín nhiệm cao là một kết quả rất ấn tượng", GS Carl Thayer nói.

GS Carl Thayer noi ve nhung thach thuc cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc anh 1
GS Carl Thayer (phải) trong một cuộc hội thảo ở Việt Nam.

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một nhà điều hành và thực thi chính sách đầy năng lực. Chúng ta có thể kỳ vọng vào những thành quả trong nhiệm kỳ của ông ấy”, GS Carl Thayer nói.

Để thực hiện thành công kế hoạch 5 năm của Việt Nam từ 2016 đến 2021, theo GS Carl Thayer, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đối mặt với các thách thức kinh tế. Bốn thách thức mà GS Thayer chỉ ra là: giảm nợ công, cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và cuối cùng là hỗ trợ các nỗ lực chống tham nhũng.

“Lựa chọn ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng là tiếp nối truyền thống của Việt Nam là đưa một Phó thủ tướng có kinh nghiệm lâu năm trở thành Thủ tướng. Ông ấy từng là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ. Bởi những điều đó, ông ấy là một nhà quản lý tài năng”, GS Carl Thayer đánh giá.

Dựa trên các lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, GS Carl Thayer cũng đưa ra những đánh giá về tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sửa lại các quy định theo hướng bảo vệ lợi ích chung toàn xã hội, thay vì lợi ích của nhà quản lý hoặc lợi ích nhóm.

Nhà quan sát Việt Nam Alexander Vuving

Chúng ta có kết quả của hai lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội cho những thành viên chính phủ vào năm 2013 và 2014. Năm 2013, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đứng đầu trên tổng số 23 thành viên chính phủ được lựa chọn để lấy phiếu tín nhiệm.

“Điều đó cho thấy một sự thật rõ ràng là bà Kim Ngân là ngôi sao sáng so với các những người đồng cấp. Bà ấy nhận được 372 phiếu tín nhiệm cao vào năm 2013 và 390 phiếu vào 2014, tăng 19 phiếu. Bà Ngân có một lý lịch tốt khi còn làm bộ trưởng và không có nghi ngờ gì về việc bà ấy sẽ cực kỳ thành công ở vị trí Chủ tịch Quốc hội”.

Về tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nhiều chuyên gia về Việt Nam thừa nhận, so với các lãnh đạo khác, rất khó có một đánh giá toàn diện hết.

“Dựa vào kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có thể thấy các đại biểu Quốc hội đánh giá cao ông. Năm 2013, ông Quang nhận được 273 phiếu tín nhiệm cao, tỷ lệ này giảm xuống còn 264 vào năm 2014, giảm 9 phiếu. Dù sao, ông ấy cũng nhận được 53% phiếu tín nhiệm cao trong tổng số phiếu bầu”.

Theo GS Carl Thayer, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề an ninh quốc phòng. “Ông ấy được cả Trung Quốc và Mỹ biết đến. Trong quan điểm của tôi, ông ấy sẽ kế thừa những di sản của ông Trương Tấn Sang trong việc đại diện một cách xuất sắc hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế và ông có thể cải thiện hơn nữa bằng những kinh nghiệm của cá nhân mình”, GS Carl Thayer nói.

'Chính phủ mới cần tập trung xây dựng thể chế ưu việt'

GS Carl Thayer noi ve nhung thach thuc cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc anh 2

Nhà quan sát Việt Nam Alexander Vuving

.

Trao đổi với Zing.vn, nhà quan sát Việt Nam Alexander Vuving cho biết: Mục tiêu trước mắt của Chính phủ mới là tạo sự bứt phá trong đời sống kinh doanh.Tôi cho rằng nói về đột phá lớn có thể còn sớm, nhưng có nhiều lý do để kỳ vọng rằng việc đổi mới sẽ tiếp tục diễn ra. Ngoài sự đổi mới nhân sự lãnh đạo cấp cao sau Đại hội đảng lần XII vừa qua, tôi nhận thấy có một số xu thế lớn thúc đẩy nền chính trị và kinh tế Việt Nam theo hướng đổi mới hơn nữa.

Theo tôi, mục tiêu trước mắt là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, qua đó giảm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh, tạo sự bứt phá trong đời sống kinh tế. Việc đạt được mục tiêu này cần trải qua nhiều bước, mà bước đầu tiên có thể tiến hành ngay là rà soát lại các văn bản dưới luật, như các quy định, thủ tục, nghị định, thông tư, chỉ thị…; mạnh tay loại bỏ các rào cản theo hướng giảm mạnh chi phí kinh doanh; đồng thời sửa lại các quy định theo hướng bảo vệ lợi ích chung toàn xã hội, giảm thiểu lợi ích nhóm.

Song song với quá trình này là quá trình tinh giản, sắp xếp lại bộ máy cán bộ ở khu vực nhà nước, bao gồm các cơ quan công quyền và doanh nghiệp nhà nước. Lấy việc xóa bỏ rào cản kinh doanh và bảo vệ lợi ích toàn xã hội là một trong những tiêu chí của quá trình cải cách, tinh giản bộ máy cán bộ.

Chuyện nghiêm trọng là hiện tượng hiệu quả thấp, năng suất thấp không chỉ phổ biến ở khu vực nhà nước mà cả ở khu vực tư nhân. Do vậy, làm sao để tạo xu thế tăng hiệu quả đầu tư, tăng năng suất lao động là những thách thức lớn mà chính phủ mới cần phải tìm mọi cách để vượt qua.

Tiểu sử thành viên Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trong 5 phó thủ tướng có 3 người mới là ông Vương Đình Huệ, Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng. Thành viên Chính phủ trẻ nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng (46 tuổi).

 



Hà Hương - Minh Anh

Bạn có thể quan tâm