Củ ba kích có tác dụng gì?
Lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cho biết trong Đông y, củ cây ba kích có tính ấm, nóng, cay, ngọt, tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Đặc biệt, ba kích dùng trong các trường hợp bị dương suy, di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm), đau lưng, gối và xương khớp. |
Có mấy loại ba kích?
Hiện nay, có 2 loại ba kích là tím và trắng. Trong đó, ba kích tím tốt hơn, có tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, ba kích phải thông qua bào chế, có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu. |
Ngâm củ ba kích nên bỏ bộ phận nào?
Theo lương y Minh, nhiều người không biết thường ngâm cả củ lẫn rễ của ba kích, không bỏ phần lõi. Việc làm này rất nguy hiểm vì có thể gây tác dụng ngược là liệt dương. Bạn sử dụng củ ba kích dưới bất cứ cách thức nào, dù làm thuốc hay ngâm rượu đều phải bỏ phần lõi, chỉ lấy thịt của chúng. |
Ba kích ngâm rượu bao nhiêu ngày có thể uống được?
Theo bác sĩ Vũ Hồng, ba kích ngâm cùng rượu hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, ngọt. Khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. |
Lạm dụng ba kích có thể gây:
Lương y Nguyễn Thanh Thuý cho biết trong Đông y khuyến cáo khi sử dụng ba kích cho vào thuốc, sắc lên để uống, bạn chỉ nên dùng từ 8-12 g/ngày. Dùng quá lượng trên, chúng gây tác dụng phụ như rối loạn cương dương, yếu tinh trùng, thậm chí vô sinh. |
Ai không nên sử dụng ba kích?
Theo lương y Thúy, ba kích có một số tác dụng phụ như táo bón, miệng đắng, nước tiểu đỏ, đau, mờ mắt, khát nước hay ức chế thần kinh khi sử dụng quá nhiều. Vì vậy, phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, nam giới mắc chứng khó xuất tinh, bệnh gan, táo bón…, nên tránh sử dụng ba kích. |
Rượu ba kích có thể uống với liều lượng nhiều?
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, liều dùng rượu ba kích là 30-50 ml/ngày, chia 2-3 lần, cho người cần cải thiện chức năng gan, thận, gân cốt. Người dân tuyệt đối không dùng rượu ngâm ba kích để "nhậu". |