Có những bộ phận gây nổ bên trong động cơ máy bay. Bỏ qua thực tế là toàn bộ cánh máy bay chứa đầy nhiên liệu và có thể cháy nổ trong tích tắc, mỗi động cơ cũng chứa một (đôi khi là 2) khối thuốc nổ, được gọi với cái tên "squibs". Điều đáng kinh ngạc là chúng được dùng để chống cháy cho động cơ. Nếu được kích hoạt, các khối này sẽ gây nổ giúp mở van một bình khí nén, giải phóng ra hoá chất chống cháy cực mạnh bao phủ toàn bộ các bộ phận trong động cơ, nhằm mục đích dập tắt tất cả các ngọn lửa nếu có. Đa số máy bay được trang bị 2 bộ bảo vệ động cơ, phòng trường hợp một bộ không hoàn thành nhiệm vụ (không dập được lửa) thì bộ thứ hai sẽ tiếp tục hoạt động, nhằm kéo dài thời gian cho máy bay tìm nơi gần nhất để hạ cánh. Các hệ thống chữa cháy của máy bay chở hàng cũng hoạt động theo nguyên lý tương tự. |
Máy bay mong manh hơn bạn tưởng. Các hãng đều muốn máy bay của mình bay liên tục, đều đặn và với tải trọng cũng như lượng khách tối đa. Nếu một máy bay không hoạt động, nó sẽ chẳng kiếm về đồng nào. Vì vậy, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến máy bay bị hỏng hóc là hoạt động ở cường độ cao. Tuy nhiên, việc sửa chữa toàn diện một chiếc máy bay là công việc phức tạp và rất tốn thời gian, có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Đôi khi những hỏng hóc là hết sức đơn giản, như máy pha cà phê bị trục trặc, hay một bóng đèn bị hỏng. Điều này đặt ra câu hỏi là hỏng hóc thế nào sẽ khiến máy bay không đủ tiêu chuẩn hoạt động? Câu trả lời sẽ có trong một tài liệu được gọi là MEL (Minimum Equipment List) mà chỉ cần xem danh sách này, nó sẽ cho biết máy bay cần các điều kiện tối thiểu gì để cất cánh, đồng thời nó cũng cho các phi công biết phải làm gì để ứng phó với các tình huống hỏng hóc của máy bay. |
Nguồn không khí trong máy bay được lấy từ trong động cơ chứ không phải bên ngoài. Không khí trong máy bay không phải là không khí bên ngoài. Bởi ở độ cao mà máy bay chở khách thường bay, không khí vẫn có thành phần tương tự (chứa 20% ô xy) nhưng lại quá loãng để con người có thể hô hấp được mà không bị hôn mê. Một giải pháp mà các kỹ sư hàng không đưa ra, đó là lấy không khí từ các động cơ, bởi động cơ đã nén không khí đến độ đậm đặc đủ để sử dụng cho riêng nó và cũng đủ để cung cấp cho hành khách hít thở. Tuy nhiên nó cũng không thể so sánh được với không khí trên mặt đất vì sự chênh lệch quá lớn giữa áp suất bên trong và bên ngoài máy bay, song cũng đủ để làm cho bạn thoải mái. Không khí mà các hành khách hít thở về cơ bản sẽ tương đương với độ cao 2.400m. Nhược điểm của phương pháp này là bất cứ thứ gì đi qua động cơ cũng sẽ lẫn vào trong nguồn không khí, như khói độc nếu động cơ bắt lửa, hay mùi từ chất lỏng chống đóng băng động cơ... |
Giảm áp khần cấp là một điều tồi tệ hơn bạn nghĩ Khi phi hành đoàn thông báo cho bạn "Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí của mình lên trước khi giúp đỡ người khác" thì họ không đùa và đang có một việc khẩn cấp xảy ra. Không khí lúc này đang là rất loãng, trong trường hợp giảm áp hoàn toàn, phổi của bạn sẽ chỉ cung cấp đủ ô xy để giữ cho não tỉnh táo khoảng từ 30-45 giây, tùy thuộc vào cơ địa từng người cũng như độ cao mà máy bay đang bay. Điều tồi tệ hơn là, không khí trên cao rất lạnh, thường ở mức -60 độ C và gió to kèm theo các mảnh vụn ca-bin bị vỡ, thậm chí trong nhiều trường hợp là cả sương mù... Tất cả những thứ đó đều có thể khiến bạn bị choáng và lâm vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, nếu điều không may này xảy ra, hãy làm theo những lời khuyên khẩn cấp và tự đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước tiên. |
Mặt nạ dưỡng khí cũng không duy trì được lâu Những chiếc mặt nạ dưỡng khí nhỏ, màu vàng sẽ cung cấp oxy cho bạn nhưng chúng khác xa với tưởng tượng của nhiều người. Họ nghĩ rằng mình sẽ được hít thở không khí trong lành, tinh khiết giống như trong bình lặn hoặc máy thở ở bệnh viện... Nhưng mỗi nhóm gồm bốn (hoặc năm) mặt nạ được kết nối với một thiết bị hóa học, khi chúng được kéo xuống, một mảnh kim loại được đốt cháy tạo ra oxy và lượng oxy dư sẽ cung cấp cho bạn hít thở. Tức là nó sẽ nóng, có khói và mùi khó chịu. Tất nhiên miếng kim loại này không thể cháy mãi và sau khoảng 12 phút, nó sẽ tắt, chỉ đủ giúp cho các phi công có thời gian để điều chỉnh máy bay hạ xuống độ cao có thể hít thở được. Và trên hết, mặt nạ này cũng không có khả năng lọc, nghĩa là nó sẽ không bảo vệ bạn khỏi khói và mùi khó chịu có trong khoang máy bay. Tuy nhiên, phi công sẽ không phải lo lắng như bạn, vì họ được trang bị oxy đóng chai và có thể duy trì trong 2 tiếng đồng hồ. |
Cầu phao tuột thoát hiểm không phải lúc nào cũng có thể làm bè cứu sinh Hầu hết mọi người đều cho rằng, nếu máy bay bị rơi trên biển, họ sẽ an toàn và khô ráo bên trên cầu phao tuột thoát hiểm. Nhưng lần tới khi đi máy bay, hãy hỏi tiếp viên xem cầu phao tuột thoát hiểm của máy bay có thể làm bè cứu sinh hay không? Nếu không bạn sẽ bị chìm sâu xuống nước nếu cố gắng ở trên cầu phao này. Các hãng cũng cho biết, bè cứu hộ sẽ gây tăng tải trọng và không cần thiết với những máy bay thường bay trên phần lục địa, điều này cũng giúp máy bay chở đựợc nhiều hàng hóa hơn. May mắn thay rất ít sự cố máy bay không có bè cứu sinh bị rơi ngoài biển sâu. |
Thiết bị di động của bạn không làm ảnh hưởng đến hệ thống của máy bay Đây là nhận định chung và cuối cùng cũng được các cơ quan hàng không trên toàn thế giới đồng ý và chấp nhận cho phép hành khách sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trên chuyến bay. Trong một số trường hợp (như tầm nhìn bị hạn chế, những đám mây thấp hay sương mù..) máy bay cần sử dụng tín hiệu vô tuyến phát ra từ mặt đất, để giúp họ nhận định phương hướng chính xác, và theo lý thuyết, các thiết bị như điện thoại di động sẽ làm nhiễu các tín hiệu và làm máy bay gặp nguy hiểm khi đổi hướng. Liệu tín hiệu vô tuyến có thật sự "nhạy cảm" như vậy? Và liệu các hãng sản xuất máy bay có thiết kế một "chú chim sắt" trị giá hàng triệu USD mà có thể bị nguy hiểm bởi một chiếc điện thoai có giá chưa đến 10 USD? Câu trả lời là không và cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng của các thiết bị điện tử cá nhân đến hệ thống của máy bay. Bởi nếu có, dù nhỏ nhất, họ cũng sẽ cấm tuyệt đối việc bạn mang chúng lên máy bay. |
... Nhưng thiết bị di động của phi công đã từng gây ra sự cố. Không phải là điện thoai di động chưa từng gây ra sự cố có thể dẫn đến thương vong trong lịch sử hàng không. Như khi chiếc máy bay sắp hạ cánh, phi công cần tập trung cao độ vì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sẽ thật không may nếu điện thoại của các phi công đổ chuông đúng thời điểm quan trọng và khiến họ mất tập trung. Trong lịch sử, tiếng chuông di động đã làm một phi công điều khiển máy bay A320 của hãng hàng không giá rẻ Jetstar quên hạ bộ phận hạ cánh của máy bay khi tiếp đất. Hay một sự cố khác xảy ra năm 2009, theo báo cáo của FAA, một máy bay chở khách chỉ có thể rời mặt đất vào phút chót (một tình huống vô cùng nguy hiểm) vì một tiếng động không rõ ràng phát ra từ điện thoại của cơ trưởng gây mất tập trung. |
"Mức nhiên liệu tối thiểu" không tệ như bạn tưởng. Theo luật hàng không quốc tế, tất cả các máy bay đều được yêu cầu mang theo lựợng nhiên liệu chính (cần thiết cho hành trình bay, thêm một lượng nhất định nhiên liệu phụ (dự phòng, bằng 3%-5% mức chính ), ngoài ra còn có thêm một lượng nhiên liệu thay thế, được sử dụng để tiếp tục bay đến sân bay gần nhất trong trường hợp không thể hạ cánh tại điểm đến ban đầu. Bên cạnh đó, máy bay cũng mang theo một lượng nhiên liệu dự trữ cuối cùng, giúp nó bay được thêm 30 phút nữa. Vì vậy, nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, lượng nhiên liệu còn lại sau mỗi chuyến bay luôn đủ để bay nó thêm ít nhất 30 phút. Nếu một chiếc máy bay hạ cánh với nhiên liệu ít hơn "mức dự trữ cuối cùng", cả phi hành đoàn và hãng hàng không sẽ bị điều tra.
|