Vỡ đập hồ chứa ở Trung Quốc làm hơn 20.000 người thiệt mạng, 250 triệu m3 đất đá sạt xuống hồ ở Italy làm hơn 2.000 người chết là 2 trong những sự cố vỡ đập tồi tệ nhất lịch sử.
Tháng 8/2005, Mỹ: Đập hồ chứa ở New Orleans, Mỹ, bị vỡ vì mưa lớn do bão Katrina gây ra. Sự cố làm 1.100 người thiệt mạng, 80% thành phố bị nhấn chìm trong nước. Trực thăng cẩu các khối bê tông để chặn dòng nước sau sự cố. Ảnh: AFP.
Tháng 8/1975, Trung Quốc: Đập hồ chứa ở Banqiao và Shimantan, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị vỡ. Sự cố làm 20.000 người thiệt mạng. Thảm họa này chỉ được tiết lộ vào năm 1999. Trong ảnh, phần còn lại của đập hồ chứa sau thảm họa. Ảnh: The Epochtimes.
Tháng 8/1979, Ấn Độ: Đập hồ chứa ở thị trấn Morvi, phía Tây bang Gujarat, Ấn Độ, bị vỡ sau một đợt mưa lớn. Sự cố làm 1.300 người thiệt mạng. Theo thống kê không chính thức, số người chết thực sự có thể lên đến 25.000. Hàng trăm công nhân khắc phục sự cố sau thảm họa. Ảnh: Floodbook.
Tháng 10/1963, Italy: Ngọn núi sát đập chứa có tên Vajont, phía đông bắc Dolomites, Italy, sạt xuống hồ. Hơn 250 triệu m3 đất đá đổ ập xuống, tạo ra một đợt sóng cao 250 m, quét sạch nhiều ngôi làng và làm 2.118 người thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 4/1986, Sri Lanka: Đập chứa hồ thủy lợi Kantale, Sri Lanka, bị vỡ làm 120 người chết và mất tích. Hội Chữ Thập đỏ quốc tế ước tính số người chết và mất tích có thể lên đến 2.500. Trong ảnh là một góc hồ Kantale ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 3/1960, Brazil: Đập hồ chứa Oros, bang Ceara, Brazil, bị vỡ do mưa lớn. Theo các thống kê không chính thức, khoảng 1.000 người thiệt mạng. Sự cố gây thiệt hại lớn về tài sản. Ảnh: Buyoutfootage.
Tháng 7/1961, Ấn Độ: Đập thủy lợi Panshet bị vỡ sau trận mưa lớn. Ước tính 1.000 người thiệt mạng. Nguyên nhân dẫn đến thảm họa được cho là do đập không được gia cường bằng bê tông cốt thép. Đập được xây dựng lại sau đó để phục vụ tưới tiêu cho thành phố Pune. Đập thủy lợi Panshet, Ấn Độ ngày nay.
Ảnh: Wikipedia.
Tháng 8/1998, Trung Quốc: Đê bao sông Dương Tử đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hồ Bắc bị vỡ khoảng 700 m. Sự cố làm hàng trăm người thiệt mạng, gồm 150 binh sĩ tham gia ứng cứu. Lực lượng cứu hộ dùng bao cát gia cố đê bao sông Dương Tử. Ảnh: Getty.
Tháng 5/1959, Pháp: Đập Malpasset, thượng nguồn thị trấn ven biển Frejus, bị vỡ. Khoảng 50 triệu m3 nước đổ xuống với tốc độ lên đến 70 km/h qua thung lũng Reyran làm 423 người thiệt mạng. Tổng thiệt hại khoảng 68 triệu USD. Tàn tích của đập Malpasset, Pháp sau thảm họa. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 11/1967, Indonesia: Đập Sempor, Trung Java, Indonesia bị vỡ trong quá trình xây dựng. Sự cố khiến 160 người thiệt mạng, có nguồn nói rằng số người chết có thể lên đến 2.000 người. Một góc đập thủy lợi Sempor ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
26 công nhân của công ty Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm tại huyện Paksong thuộc tỉnh Champasak do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện.
Công ty Hàn Quốc tham gia dự án phức hợp đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy của Lào đã phát hiện vết nứt trên đập phụ 1 ngày trước khi đập vỡ đêm 23/7 nhấn chìm 6 bản tỉnh Attapeu.
Ông Donald Trump gần đây liên tục nhắc tới ý định Mỹ muốn mua Greenland từ nhiệm kỳ đầu tiên, thậm chí không loại trừ khả năng tăng áp lực quân sự hoặc kinh tế để kiểm soát hòn đảo.