Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sếp chứng khoán gặp họa lớn

Chủ tịch, tổng giám đốc, thành viên HĐQT lừng lẫy một thời với đòn bẩy tài chính thì mất chức, bị bắt, truy nã. Còn sếp chứng khoán không dùng nay ung dung với lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.

Những sếp chứng khoán gặp họa lớn

Chủ tịch, tổng giám đốc, thành viên HĐQT lừng lẫy một thời với đòn bẩy tài chính thì mất chức, bị bắt, truy nã. Còn sếp chứng khoán không dùng nay ung dung với lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.

Tháng 11/2011, thị trường OTC rúng động trước vụ lừa đảo tài chính của nữ đại gia, thành viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) – bà Huỳnh Thị Huyền Như. Với mối quan hệ sẵn có và cam kết trả lãi khủng lên tới 7% một tháng trong thời điểm thị trường chứng khoán trầm lắng kéo dài, bà Như đã huy động được nhiều nhà đầu tư góp vốn cho mình nhằm thực hiện dịch vụ đáo nợ ngân hàng, đồng thời đầu tư chứng khoán, bất động sản, chi tiêu cá nhân. 

Sau một thời gian trả lãi sòng phẳng, người phụ nữ này biến mất cùng số tiền nợ được đồn đoán lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ngay sau khi nữ đại gia bị tạm giữ để điều tra, Chứng khoán Phương Đông lập tức tổ chức ĐHCĐ bất thường để miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của bà này.

Gần đây nhất, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Liên Việt (LVS), người đã từ nhiệm trước đó một năm, bị bắt theo đơn tố cáo của HĐQT LVS. Trong thời gian còn tại chức, ông Hoàng Xuân Quyến đã ký kết trái phép một số hợp đồng nhận thế chấp cố phiếu OTC để khách hàng vay tiền với giá trị lớn, vượt quá quyền hạn mà HĐQT cho phép. Sau vụ việc trên, LVS đã miễn nhiệm đối với ông Quyến, thay thế toàn bộ Ban điều hành, tăng cường giám sát, tinh giảm biên chế để đưa hoạt động trở lại ổn định.

Cũng liên quan đến việc vay nợ và dẫn tới thua lỗ, cuối năm 2011, ông Trương Duy Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành (HASC) biến mất cùng khoản nợ lên tới hơn 100 tỷ đồng. Trước đó, từ năm 2009 đến 2011, ông Trương Duy Sơn đã vận động nhà đầu tư, mà chủ yếu là các nhân viên công ty mở tài khoản giao dịch và thành lập nhóm VIP1, giao cho ông này trực tiếp đặt lệnh. Quá trình kinh doanh, ông Sơn đã thua lỗ hơn 144 tỷ đồng. Để bù đắp khoản lỗ trên, Chủ tịch HASC đã chỉ đạo nhân viên lập khống chứng từ nhằm cân đối lệnh mua bán, dùng tài liệu này vay ngân hàng hơn 115 tỷ đồng, chi trả các khoản lỗ và tiếp tục kinh doanh. Khi không còn khả năng thanh toán, vị này bỏ trốn.

Sau hàng loạt những vụ việc này, các công ty chứng khoán liên quan đều lỗ nặng. ORS có kết quả kinh doanh âm tới 40 tỷ đồng, LVS kết thúc năm 2011 với mức lỗ hơn 15 tỷ đồng. HASC lỗ trước thuế và sau thuế 37,7 tỷ đồng trong khi năm 2010 vẫn lãi hơn 12 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2011, HASC có khoản tiền gửi ngân hàng hơn 11 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 150 tỷ đồng thì lỗ lũy kế đã lên tới hơn 120 tỷ, tương đương 80%.

Lạm dụng cho vay và sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức là nguyên nhân khiến nhiều công ty chứng khoán lẫn ban điều hành gặp họa. Ảnh minh họa

Từng một thời lừng lẫy trên thị trường nhờ vào chủ trương mạnh tay cho vay, đưa đòn bẩy tài chính lên cao nhất khối công ty chứng khoán, Công ty chứng khoán Sacombank (SBS) và Công ty chứng khoán Thăng Long (TLS) hiện cũng phải nếm trái đắng vì nợ xấu và thua lỗ. Sếp của 2 công ty này cũng lần lượt ra đi. Trong khi Chủ tịch SBS Nguyễn Hồ Nam và ban lãnh đạo nói lời chia tay sau nhiều năm gắn bó thì Tổng giám đốc Lê Đình Ngọc của TLS cũng phải từ nhiệm.

Khác với những công ty trên, mạnh tay việc siết chặt các quy định cho vay và sử dụng đòn bẩy tài chính khiến hoạt động môi giới tưởng chừng bế tắc, Chứng khoán Kim Long (KLS) có lúc chịu khoản lỗ lên tới hơn 100 tỷ đồng. Thậm chí, HĐQT đã dự kiến bỏ nghiệp vụ môi giới và lưu ký chứ kiên định không dùng đòn bẩy tài chính. Lúc đó, Chủ tịch HĐQT KLS - ông Hà Hoài Nam bị chê là "dở hơi" và "không thức thời"

Thế nhưng, cuối năm 2011, trong khi các sếp chứng khoán khác đau đầu vì nợ xấu, lỗ nặng thì những chính sách từng bị đánh giá "không thức thời" giúp KLS đạt mức lợi nhuận gần 200 tỷ đồng, thuộc nhóm công ty chứng khoán có lãi cao nhất thị trường và là tổ chức tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất với tỷ lệ gần 200%.

Thực tế, thời điểm mà các công ty lao đao cũng là lúc thị trường chứng kiến đợt suy giảm cực mạnh của chứng khoán Việt Nam với việc chỉ số Vn-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Khi đó, Chủ tịch của KLS, ông Hà Hoài Nam chia sẻ: “Theo tính toán của chúng tôi, để đạt được doanh thu môi giới khoảng 100 tỷ đồng thì phải đổ vào đó vài nghìn tỷ đồng để luân chuyển, mà cái đó quá rủi ro”.

Hạ Minh

Theo Infonet

Hạ Minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm