Những sạc không dây cho điện thoại
Với ưu điểm gọn nhẹ, tiện lợi, không vướng víu… các sản phẩm di động tích hợp công nghệ sạc không dây đang ngày càng phổ biến.
Rất nhiều điện thoại đời mới có thêm sạc không dây. |
Cơ chế hoạt động của sạc không dây
Cách hoạt động của sạc không dây khá dễ hiểu: khi đặt điện thoại lên thì đế sạc sẽ tự động nạp điện cho máy mà không cần cắm cáp. Bên trong đế sạc là một cuộn dây cảm ứng điện từ, khi nguồn điện được cung cấp thì thì cuộn dây này sẽ tạo ra một trường điện từ xoay chiều, hình cầu bán kính khoảng 4 cm, bao xung quanh cái khay. Đồng thời bên trong điện thoại cũng có một cuộn dây tương tự có khả năng kết nối với trường điện tử đó và chuyển đổi năng lượng của nó thành dòng điện, sạc trực tiếp vào cục pin. Như vậy, máy sẽ được sạc mà không cần phải cắm cáp như truyền thống.
Ưu điểm của sạc không dây
Mở màn cho xu thế sạc không dây, Nokia đã phát triển dòng điện thoại thông minh mới nhất dựa trên chuẩn Qi quốc tế, bao gồm Lumia 920, và Lumia 820. Tại triển lãm CES 2013 vừa diễn ra tại Las Vegas, sạc không dây trở thành một hiện tượng khi Qi trở nên thông dụng tại hơn 130 công ty toàn cầu, và khiến đệm sạc không dây trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết khi hàng loạt các thiết bị (như máy tính bảng, điện thoại di động) đều nạp năng lượng dễ dàng với cùng một đệm sạc.
Không mất công cắm sạc, không cần dây kết nối vướng víu, sạc không dây còn mang đến sự an toàn cho người dùng, tránh tình trạng vừa cắm sạc vừa nghe điện thoại rất nguy hiểm đến sức khỏe. Thế hệ pin mới dùng cho sạc không dây là Li-polymer cũng giúp chống chai pin, khiến người dùng hoàn toàn yên tâm về tuổi thọ pin của mình.
Ngoài ra nhiều nhà sản xuất điện thoại hiện đang chung tay phát triển dòng smartphone có khả năng sạc không dây dựa trên chuẩn Qi, do đó trong tương lai nhiều dòng điện thoại có thể dùng chung đệm sạc. Thêm một ranh giới nữa được xóa bỏ.
Nhược điểm của sạc không dây
Không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ sạc không dây đem lại, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Đầu tiên là tính “cố định” của việc sạc không dây. Khi nạp năng lượng cho smartphone bằng thiết bị sạc không dây, người sử dụng luôn phải đặt điện thoại cố định tại một vị trí, đó là đế/đệm sạc. Nếu có một lực tác động vào chiếc điện thoại hay đế sạc thì với kết nối không dây thiết bị dễ dàng văng ra khỏi đế sạc và không thể sạc điện được nữa.
Một nhược điểm nữa là để khi sạc pin bằng chuẩn không dây người sử dụng sẽ luôn luôn phải đặt điện thoại tiếp xúc với đế/đệm sạc. Do đó trong quá trình sạc bạn sẽ không thể nghe điện thoại, nhắn tin, chơi game, lướt web… hoặc nếu có thực hiện được các thao tác này bạn sẽ phải nhấc cả đế/đệm sạc theo. Trong khi đó những công việc đơn giản như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được khi người dùng sạc pin bằng các thiết bị có dây thông thường.
Ngoài ra nếu muốn sử dụng công nghệ sạc không dây thì người sử dụng sẽ phải tốn thêm chi phí mua thiết bị này. Trong khi đó trên thị trường hiện nay mức giá cho một đế sạc không dây không hề rẻ: khoảng từ 700 ngàn đến hơn 1 triệu đồng, đắt gấp 2-3 lần một cục sạc có dây chính hãng được hiện được nhiều cửa hàng bán ra. Thậm chí số tiền bỏ ra sẽ là cao hơn nữa nếu muốn sở hữu một chiếc đệm sạc di dộng.
Theo VnMedia
Intel sắp ra chip sạc không dây smartphone qua laptop
Intel đã đạt được những thành quả khả quan về công nghệ sạc không dây, hứa hẹn cho ra mắt loại chip sạc không dây trên laptop vào đầu năm 2013 tới.
Điện thoại di động sắp có sạc không dây
Vào năm 2012, thiết bị sạc không dây của hãng Fujitsu (Nhật Bản) ra đời sẽ giúp người dùng di động nạp pin cho dế yêu của họ mà không cần đến cáp nối.
Công nghệ sạc không dây sắp trở nên phổ cập
Intel sẽ là người đi tiên phong trong việc phổ cập công nghệ này, trên một số model ultrabook và smartphone vào nửa cuối năm 2013.