Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những quốc gia tự xưng kỳ quặc nhất (kỳ 1)

Một làng gần biên giới trở thành tiểu quốc tự phong ngay trong lãnh thổ của Israel, song chính quyền Do Thái chấp nhận sự tồn tại của nó trong vài chục năm qua.

Tiểu quốc trốn thuế tại Italy

vmn
Hình dáng của "Cộng hòa Đảo Rosa". Ảnh: warsintheworld.com

Giorgio Rosa là một người đàn ông có tầm nhìn xa. Năm 1967, vị kỹ sư người Italy quyết định xây dựng quốc đảo riêng trên hải phận quốc tế. Ông tự gọi hành động ấy là "tình yêu đối với tự do”. Rosa và nhóm cộng sự xây 9 cột trụ từ đáy biển Adriatic và mặt bằng có diện tích 400 m2. Họ tuyên bố độc lập và ngay lập tức phát hành tem cho "Cộng hòa Đảo Rosa", Huffington Post đưa tin.

Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Italy trái ngược với mong đợi của Rosa. Đối mặt với một tiểu quốc gia trốn thuế ngay gần bờ biển, chính quyền Italy ra lệnh sát nhập "quốc đảo" và thiêu hủy nó.

Cuộc sống giàu sang ở đất nước nhỏ thứ nhì thế giới

Diện tích Monaco chỉ lớn hơn một nước duy nhất trên thế giới nhưng quốc gia giàu có này lại sở hữu một trong những casino nổi tiếng và cuộc đua tầm cỡ nhất hành tinh.

Chỉ vài tuần sau khi đảo Rosa tuyên bố độc lập, lực lượng an ninh Italy đặt chân lên đảo và bắt Giorgio Rosa. Họ buộc chất nổ vào các cột trụ, đưa mọi người vào lên tàu và "thổi bay" quốc đảo. Mặc dù Rosa chính thức kiện chính phủ Italy nhưng tòa án không quan tâm đến đơn kiện của ông. 

Hành động khác thường của Rosa tác động trực tiếp đến chính sách quốc tế. Đối mặt với viễn cảnh nhiều người có thể bắt chước hành động Rosa trên toàn cầu, Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước Biển năm 1982 nhằm cấm con người tự tạo đảo quốc trên biển.

Tiểu quốc của tổ chức bảo vệ môi trường

Trạm radar Mỹ xây dựng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Greenpeace. Ảnh: wordpress
Một trạm radar. Ảnh minh họa: wordpress.com

Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) luôn sẵn sàng áp dụng mọi cách để thu hút dư luận. Nhưng có lẽ chưa kế hoạch nào tham vọng như nỗ lực của họ tại Cộng hòa Czech vào năm 2008, Guardian khẳng định. Hồi ấy, để phản đối Mỹ thiết lập trạm radar tại khu vực Brdy, Czech, các thành viên của Greenpeace bao vây, chiếm công trường xây dựng và tuyên bố thành lập quốc gia độc lập.

Peaceland là tên gọi quốc gia mới. Nó giống khu trại lớn của người biểu tình. Jiri X. Dolezal, một nhà báo người Czech, cảm thấy bực tức bởi sự xuất hiện của những thành viên Greenpeace làm đảo lộn cuộc sống tại miền quê của ông. Chính vì thế, Dolezal thành lập Travarovice, quốc gia riêng của ông, và tuyên chiến với Peaceland.

Khám phá 'tiểu vương quốc' kỳ lạ nhất thế giới

Nằm giữa biển khơi, diện tích chỉ vẻn vẹn hơn 1.500 m2, với 22 cư dân, Sealand là 'tiểu quốc gia" lạ lùng nhất hành tinh.

Dolezal là tổng thống và công dân duy nhất của Cộng hòa Dân chủ Travarovice. Ông viết đơn xin quân đội Czech cho phép tấn công khu vực Greenpeace chiếm đóng. Dolezal tuyên bố muốn ông vào bên trong khu trại và tiểu tiện “như hành động thách thức”. Ông cũng bắt đầu tuyệt thực để ủng hộ các trạm phòng thủ tên lửa Mỹ. Theo Dolezal, mỗi bên trong cuộc tranh chấp có quyền bình đẳng khi thể hiện quan điểm của họ.

Trước khi hai bên giao tranh, cảnh sát Czech đã phá Peaceland và bắt toàn bộ thành viên của họ.

'Quốc gia hòa bình nhất' tại Trung Đông

AkAkhzivland là quốc gia yên bình nhất tại Trung Đông. Ảnh: listverse
Quốc kì Akhzivland. Ảnh: blogspot.com

Khi Eli Avivi quyết định cư trú tại Akhziv vào năm 1952, làng chỉ là một đống đổ nát. Akhziv giáp với biên giới Lebanon, nơi giao tranh giữa Liên minh Arab và Israel xảy ra. Akhziv hoang tàn đến mức Avivi không nghĩ ai đó sẽ nhớ đến nó.

Ông đã suy nghĩ đúng trong 18 năm. Không ai chú ý đến Avivi khi ông dựng hàng loạt túp lều và định cư tại Akhziv. Vào một ngày trong năm 1970, nhà chức trách Israel đưa xe ủi đến để san phẳng Akhziv. Chính vì vậy, theo BBC, Avivi lập hàng rào quanh làng và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Độc lập Akhzivland.

Hành động của Avivi khiến chính quyền Israel bắt và đưa ông ra tòa. Bất ngờ thay, quan tòa ủng hộ phía Avivi và tuyên bố ông không phạm tội. Avivi quay trở lại Akhzivland và có quyền cho thuê vùng đất trong 99 năm tiếp theo.

Ngày nay, Akhzivland vẫn tồn tại. Dân số quanh năm là 2 người cùng một vài chó, mèo, và khách du lịch. Akhzivland có thể là quốc gia duy nhất tại Trung Đông chưa bao giờ tham gia vào xung đột quân sự. Quyết định thành lập Akhzivland quả là hành động sáng suốt của Avivi.

7 vũ khí ác độc nhất trong lịch sử

Bom nguyên tử, nhựa đường, khí mù tạt là những vũ khí có tính sát thương cao và gây ra cái chết đau đớn cho nạn nhân. Đa số chúng xuất hiện từ Thế chiến thứ hai.

Các ý tưởng hài hước để ám hại trùm phát xít Adolf Hitler

In khuôn mặt Adolf Hitler lên giấy vệ sinh, trộn hormone dục tính nữ vào thức ăn là những ý tưởng độc đáo mà phe Đồng minh từng nghĩ ra để hại Quốc trưởng Đức trong Thế chiến II.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm