Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều nhất thế giới

Với ngân sách quốc phòng 80,8 tỷ USD, Saudi Arabia trở thành quốc gia chi tiền cho quân sự nhiều thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Hãng tin CNN dẫn báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, Saudi Arabia đã chi 80,8 tỷ USD cho quốc phòng, tương đương hơn 10% GDP của quốc gia này. Ảnh: Military-Today.com

Chi tiêu quân sự của Saudi Arbia tăng 17% trong năm 2014. Nó phản ánh tình hình bất ổn ở Trung Đông. Hiện tại, cường quốc dầu mỏ dẫn đầu chiến dịch quân sự chống phiến quân Hồi giáo theo dòng Shi’ite ở nước láng giềng Yemen. Họ cũng tham gia liên minh chống lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu. Ảnh: Getty

Các cường quốc quân sự trên thế giới chi tiêu cho quân sự khá dè dặt trong năm ngoái. Mỹ giảm 6,5% vì thâm hụt ngân sách và giảm tới 20% so với thời điểm đạt đỉnh năm 2010. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Washington vẫn nhiều hơn 45% so với thời điểm trước vụ khủng bố 11/9/2001. Ảnh: Wikipedia

Năm 2014, Washington chi 610 tỷ USD cho quân sự. Ảnh: Military-Today.com

Năm 2014, Bắc Kinh chi khoảng 216 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2013. Ảnh: Xinhua

Trong năm 2014, ngân sách quốc phòng của Moscow là 84,5 tỷ USD, tăng 8,1% so với một năm trước đó. Moscow đang trong quá trình hiện đại hóa toàn diện quân đội, nhằm cung cấp thiết bị, vũ khí mới cho 70% lực lượng vũ trang trong năm 2020. Ảnh: Military-Today.com

Nga có thể tăng thêm 15% ngân sách trong năm nay. Ảnh: Military-Today.com

Trong khi đó, xung đột ở Ukraine đang buộc nhiều nước châu Âu mua sắm vũ khí nhiều hơn. Các quốc gia Đông Âu tăng 8,4% chi tiêu quốc phòng trong năm 2014, đạt 93,9 tỷ USD. Ukarine và Ba Lan là 2 nước tăng mạnh nhất. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, số tiền các nước Đông Âu chi tăng 98% so với năm 2005. Ảnh: Military-Today.com

Tàu chiến hoen gỉ trong ‘hạm đội dư thừa’ của Mỹ

Ở Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia (NDRF) của Mỹ, những tàu chiến lỗi thời, không còn khả năng hoạt động xếp hàng dài, tạo thành khối kim loại khổng lồ trên mặt nước.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm