5. Solomon Island - 51,2% GDP Nằm ở nam Thái Bình Dương, Solomon Island có hơn 900 hòn đảo với 70 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Chỉ số phát triển con người ở đây tương đối thấp, xếp thứ 142 trên 187 quốc gia với số điểm 0,51. Dẫu vậy, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, quốc gia này chi tới 25,5% GDP cho sức khỏe và nâng cao đời sống xã hội. Chính phủ Solomon Island đang nỗ lực cải thiện sức khỏe, điều kiện sống và tuổi thọ của người dân. Bên cạnh đó, việc đấu tranh chống lại các dịch bệnh như lao, sốt rét, HIV/ AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất được quan tâm. Các khoản đầu tư khác ngoài những lĩnh vực kể trên như cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông giữa các đảo cũng chiếm phần lớn chi tiêu của chính phủ. |
4. Hy Lạp - 51,9% GDP Hy Lạp là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. IMF đã phải đưa ra một kế hoạch giải cứu đất nước này với số tiền lên tới 110 tỷ Euro, kèm với đó là yêu cầu chính phủ Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu. Chính điều này đã khiến hàng loạt chính sách trợ cấp xã hội bị cắt giảm như trợ cấp tàn tật, lương tối thiểu... và chỉ còn giữ lại mức "trợ cấp an toàn" cho những người nghèo nhất. Dẫu vậy, Hy Lạp vẫn dành tới 51,9% GDP để chi cho dân chúng, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và hướng tới một hệ thống ổn định, phát triển. Trong thời gian tới, dự báo sẽ có nhiều cải cách được thực hiện ở đất nước này để đảm bảo an sinh và ổn định xã hội. |
3. Bỉ - 53,3% GDP Chính phủ Bỉ dành tới 53,3% GDP cho dân chúng, trong đó 29,7% là cho hạng mục bảo trợ xã hội, vốn được mở rộng nhanh chóng hồi thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước. Những người thuê lao động ở Bỉ sẽ phải đóng góp 30 - 40% mức lương của nhân công vào quỹ bảo trợ xã hội, đồng thời những người lao động cũng đóng góp một phần tiền lương của mình vào quỹ này. Theo đó, tiền sẽ được sử dụng để trợ cấp cho các trường hợp bị đau ốm, thất nghiệp, tàn tật, tai nạn lao động, hưu trí, trợ cấp gia đình... Hệ thống hỗ trợ bổ sung từ phía chính phủ cũng hoạt động tích cực, với việc đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi cũng như lợi ích của người khuyết tật. |
2. Pháp - 55,8% GDP Hệ thống bảo trợ xã hội của chính phủ Pháp bao gồm chăm sóc sức khỏe, thương tật, các khoản phụ cấp gia đình, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, tàn tật... Những người lao động ở Pháp phải đóng góp 60% tổng lương vào quỹ bảo trợ, trong đó 60% là do người sử dụng lao động chi trả. Chính điều này cũng hạn chế những ông chủ ở Pháp tuyển dụng thêm người làm và họ luôn tìm cách gây áp lực lên chính phủ để thay đổi. Dẫu vậy, người dân Pháp rất hài lòng với chinh sách hiện nay và sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nó. |
1. Đan Mạch - 57,4% GDP Đứng đầu trong danh sách này là Đan Mạch với chi phí cho bảo trợ xã hội chiếm tới 30,19% GDP. Theo mô hình phúc lợi Bắc Âu, công dân ở đây được đảm bảo chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp cũng như mức lương hưu ổn định. Hơn nữa, hệ thống giáo dục tại xứ sở những chú lính chì này cũng là miễn phí. Để duy trì mức bảo trợ cao và toàn diện như vậy, Đan Mạch đánh thuế rất nặng về thuế giá trị gia tăng (khoảng 25% với hầu hết các mặt hàng) và thuế thu nhập cá nhân (dao động từ 37,4 đến 63%). |