Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những quảng cáo gây phản ứng dữ dội, bị cấm ở nhiều quốc gia

Đậm chất tình dục, thiếu nhạy cảm hoặc phân biệt giới tính, hàng loạt hình ảnh và video quảng cáo của nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới đã bị dư luận phản đối dữ dội và bị cấm.

quang cao bi cam anh 1
Snapchat buộc phải xóa một quảng cáo có sự góp mặt của Rihanna và Chris Brown. Quảng cáo này gây xôn xao bởi có nội dung: "Bạn chọn tát Rihanna hay đấm Chris Brown?" . Ảnh: CBC.

quang cao bi cam anh 2
Đây là quảng cáo cho trò chơi mang tên "Would You Rather", với thể lệ là người dùng phải chọn lựa giữa việc "tát Rihanna" và "đấm Chris Brown". Người hâm mộ hai nghệ sĩ bức xúc, trong khi giới truyền thông và các nhà hoạt động xã hội cho rằng Snapchat xem nhẹ bạo lực gia đình. Ảnh: CBC
quang cao bi cam anh 3
Một lý do khác khiến đoạn quảng cáo này bị chỉ trích là việc Chris Brown từng bị kết án vì đã đánh Rihanna trong ôtô vào năm 2009 khi họ còn mối quan hệ tình cảm. Snapchat đã nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và gửi lời xin lỗi tới công chúng. Ảnh: TMZ. 
quang cao bi cam anh 4
Chỉ sau một ngày ra mắt, đoạn quảng cáo nước ngọt Pepsi với sự góp mặt của siêu mẫu Kendall Jenner bị giới truyền thông và dư luận Mỹ chỉ trích dữ dội. Pepsi phải gỡ đoạn quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi. Ảnh: Pepsi
quang cao bi cam anh 5
Nội dung của đoạn clip dài hơn 2 phút này kể về việc một ngôi sao nổi tiếng đang làm việc trong một buổi chụp hình thì đột nhiên bỏ dở việc để hòa vào dòng người biểu tình đang đi ngang qua. Kendall Jenner đã lấy lon Pepsi đưa cho một cảnh sát, còn mọi người thì vui vẻ thưởng thức Pepsi. Ảnh: Pepsi.
quang cao bi cam anh 6
Đoạn clip này nhanh chóng nhận lượng “dislike” chóng mặt. Theo truyền thông Mỹ, đoạn quảng cáo này "ăn theo" cuộc biểu tình của những người tham gia phong trào “Black Lives Matter", với mục đích chống lại sự bất bình đẳng và hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi. Ảnh: NYT
quang cao bi cam anh 7
Tuy nhiên, điều này là rất phi thực tế. "Không có ai đang tìm kiếm niềm vui từ Pepsi tại một cuộc biểu tình. Đó không phải là cuộc sống của chúng ta", một cư dân mạng bức xúc. Ảnh: Pepsi.
quang cao bi cam anh 8
Pepsi ngay lập tức đã phải xin lỗi và gỡ đoạn cáo này chỉ sau một ngày ra mắt. "Pepsi đã cố gắng đưa ra thông điệp về sự thống nhất, hòa bình và sự thấu hiểu toàn cầu. Rõ ràng chúng tôi đã bỏ lỡ đi thông điệp nhân văn này. Chúng tôi không có ý định đề cập tới bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào”, đại diện Pepsi tuyên bố. Ảnh: Independent.
quang cao bi cam anh 9
Thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent đã nhận không ít “gạch đá” sau khi phát hành hình ảnh quảng cáo đen trắng với sự thể hiện của một nữ người mẫu khá gầy. Quảng cáo này bị cấm ở Anh. Theo Cục Tiêu chuẩn Quảng cáo, bức hình quảng bá cho sự "thiếu cân không lành mạnh". Ảnh: YSL.
quang cao bi cam anh 10
Nhiều người cho rằng phần xương sườn của người mẫu bị nhô ra nhìn rất phản cảm. Đôi chân của nữ người mẫu này cũng bị cho là mang đến cảm giác không lành mạnh cho người xem. Ảnh: YSL.
quang cao bi cam anh 11
Năm 2007, hãng thời trang Dolce & Gabbana bị dư luận và truyền thông đồng loạt chỉ trích dữ dội vì tung poster quảng cáo với hình ảnh cô gái bị một người đàn ông cởi trần giữ chặt 2 tay, những người đàn ông khác đứng xung quanh. Ảnh: D&G.
quang cao bi cam anh 12
Quảng cáo này đã bị cấm ở Italy và Tây Ban Nha vì "xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ". Nhiều người chỉ trích việc hình ảnh này thể hiện sự thụ động và bất lực của cô gái trước những gã đàn ông có ý định lạm dụng cô. Ảnh: D&G.

quang cao bi cam anh 13
Hãng Tom Ford bị chỉ trích hồi đầu năm 2015 khi tung hình ảnh siêu mẫu Cara Delevingne khỏa thân, tay cầm chai nước hoa Black Orchid. Công ty khẳng định hình ảnh này "gợi cảm, không gợi dục" nhưng vẫn bị phản đối quyết liệt. Ở London (Anh), poster của Tom Ford không được phép dựng gần trường học. Ảnh: Tom Ford.
quang cao bi cam anh 14
Năm 2011, quảng cáo của Miu Miu với sự góp mặt của diễn viên Hailee Steinfeld đã bị cấm ở Anh. Theo Cục Tiêu chuẩn Quảng cáo Mỹ (ASA), bức hình này có ảnh hưởng tiêu cực tới người xem vì nó đặt cô gái vào tình thế nguy hiểm khi đoàn tàu có thể chạy qua bất kỳ lúc nào. Ảnh: Miu Miu.
quang cao bi cam anh 15
Marc Jacobs bị lên án vào năm 2011 khi phát hành tấm hình quảng cáo có sự xuất hiện nữ diễn viên tuổi teen Dakota Fanning cho sản phẩm nước hoa Oh Lola. ASA cho rằng việc để một cô gái còn “búng ra sữa” mặc một chiếc váy ngắn và đặt chai nước hoa ở vị trí nhạy cảm là dung tục, phản cảm. Ảnh: Marc Jacobs
quang cao bi cam anh 16
Poster của bộ phim hài The Rules of Attraction phát hành năm 2002 cũng đã bị ASA “sờ gáy” khi xuất hiện hình ảnh nhiều thú nhồi bông với những tư thế khác nhau, bị cho là “gợi dục”. Poster này bị cấm ở Mỹ , tuy nhiên vẫn được lưu hành ở Anh và Canada. Ảnh: Film on Paper
quang cao bi cam anh 17
Hãng thời trang Benetton nổi tiếng với không ít chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi, chẳng hạn như hình ảnh quảng bá cho United Color vào năm 2011. Bức ảnh này thể hiện cảnh Giáo hoàng Benedict XVI hôn môi một người Hồi giáo, ngay khi được tung ra đã bị chỉ trích dữ dội. Tòa thánh Vatican tuyên bố đâm đơn kiện, buộc Benetton phải ngừng sử dụng hình ảnh này.  
quang cao bi cam anh 18
Cũng trong chiến dịch quảng cáo của Benetton, tấm hình thể hiện “nụ hôn” giữa Tổng Thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Nhà Trắng lên tiếng phản đối quyết liệt. Ảnh: CBS.

Coca-Cola sửa slogan quảng cáo ‘Mở lon Việt Nam’

Theo yêu cầu của Cục Văn hóa Cơ sở, Coca-Cola Việt Nam sửa slogan chiến dịch quảng cáo "Mở lon Việt Nam" thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày”.

Nước ngọt thay nước lọc và những quảng cáo gây tranh cãi của Coca-Cola

Trước khi bị Cục Văn hóa Cơ sở yêu cầu chỉnh sửa cụm từ “Mở lon Việt Nam”, Coca-Cola từng có những quảng cáo gây tranh cãi, bị cấm, thậm chí bị kiện ở một số quốc gia.


Hương Giang

Bạn có thể quan tâm