Ngay từ đầu trận, tư tưởng đá rát, đá áp sát và không ngần ngại chơi xấu trở thành chủ trương của Indonesia. Tình huống xấu chơi nổi bật nhất của cầu thủ Indonesia đến ở phút 86. Quang Hải bị một hậu vệ đối thủ đạp thô bạo vào chân trong vùng cấm, thế nhưng trọng tài người Oman đã bỏ qua, không cho U22 Việt Nam hưởng penalty. |
Từ tiền đạo đá cao nhất cho đến người gác đền đứng thấp nhất đều đồng loạt đá ẩu nếu có cơ hội. "Lưới trời lồng lộng", đối thủ U22 Indonesia không thể chơi xấu mãi mà không bị phát hiện. Phút 63, Hồ Tuấn Tài bị đối thủ Hanif giật cùi chỏ ác ý trong một pha tranh chấp bóng ở giữa sân. |
U22 Indonesia chơi xấu suốt từ đầu trận, nhưng mãi đến giữa hiệp hai mới phải trả giá. |
Trọng tài người Oman rút thẻ vàng thứ hai, truất quyền thi đấu của cầu thủ U22 Indonesia. |
Tiền đạo Công Phượng trợn mắt, chỉ thẳng mặt đội trưởng Hansamu như có ý cảnh báo về phong cách chém đinh chặt sắt mà đội tuyển U22 của đất nước vạn đảo thể hiện trong cuộc chạm trán. Trở lại thi đấu sau giờ nghỉ giữa hai hiệp, cầu thủ người Nghệ An đã sử dụng kỹ năng tiếng Anh để khiếu nại với trọng tài chính, đề nghị bắt chặt tay hơn. |
Vị trọng tài chính làm ngơ khi thấy những cú tắc bóng từ phía sau của các cầu thủ Indonesia. Chính sự nương tay của người cầm cân nảy mực đã gián tiếp cổ suý cho lối đá thô bạo của đội bóng này. |
Những pha vào bóng không thương tiếc đôi chân của đồng nghiệp. |
Trung vệ đội trưởng Tiến Dũng tỏ ra lép vế trước "trình độ" kung-fu của cầu thủ đối phương. |
Trong nửa cuối hiệp 2, lần lượt Văn Toàn, Công Phượng, Xuân Trường đều bị các võ sĩ Indo xử lý bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không có thêm bất cứ trường hợp nào bị đuổi khỏi sân. |
Sau mỗi pha bóng Công Phượng vượt qua, cầu thủ Indonesia đều có động tác tiểu xảo ngáng chân hoặc cản người không bóng. |
Một pha xoạc bóng quyết liệt của tiền vệ Indonesia khiến Công Phượng "nằm sân". |
Kê chân, đạp gầm giày là những động tác thuần thục của U22 Indonesia. |