Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nữ thợ cạo U50 ở tiệm cắt tóc thời bao cấp

Tiệm cắt tóc chuyên phục vụ đàn ông tuổi ngũ tuần thành lập từ những năm sau giải phóng thủ đô, nay vẫn còn hoạt động đều đặn mỗi ngày với 6 nữ thợ cạo kinh nghiệm 30 năm cầm kéo.

Phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) còn sót lại tiệm cắt tóc đặc biệt từ trước thời kỳ đổi mới 1986. Trong những năm bao cấp, tiệm mang tên Cửa hàng cắt tóc mậu dịch do Công ty hợp doanh quản lý, sau đó đổi tên thành Công ty ăn uống phục vụ Hà Nội và bây giờ là Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco.

Năm 1957, các cửa hàng cắt tóc mậu dịch được thành lập để phục vụ nhu cầu của cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân. Ở thời kỳ đỉnh cao, có đến gần 20 cửa hàng hoạt động dưới sự quản lý của UBND TP Hà Nội. Nhưng sau năm 1986 đến nay, các cửa hàng cắt tóc nhà nước dần dần phải đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau.

Ban đầu tiệm có 20 nhân viên làm việc, nhưng đến nay chỉ còn 11 người, trong đó có 6 thợ là nữ. Hai nữ thợ cạo Yến và Huệ (cùng sinh năm 1966) mỗi ngày cắt tóc cho hàng chục người. Các chị cho biết, đã làm công việc này ở đây hơn 30 năm, và chỉ cắt tóc nam mà không phục vụ phụ nữ.
Chị Yến kể, hồi nhỏ có cha làm nghề cắt tóc. Đi theo và quan sát bố cắt tóc cho khách rồi từ đó yêu thích và tập tành theo nghề. Thời xưa Hà Nội chỉ có vài tiệm cắt tóc, khách đến phải xếp hàng dài. Ban đầu cửa hàng chủ yếu phục vụ tầng lớp công chức nhà nước nhưng sau đó mở rộng đối tượng khách hàng hơn vì nhiều người tìm đến.
Ngày nay mỗi ngày hai chị cắt tổng cộng khoảng 20 khách hàng, làm việc trong vòng 7 tiếng, cả nghỉ giải lao. Khách hàng của các chị vẫn còn khá nhiều cán bộ cao cấp, hoặc những người trung và lớn tuổi. 

Ông Long (53 tuổi, nhà ở phố Thuốc Bắc) cho biết, ông làm khách hàng ở đây đã hơn 30 năm. "Bây giờ có nhiều cửa hàng cắt tóc nhưng tôi vẫn muốn đến đây vì có thợ quen thuộc, không cần nói họ cũng hiểu kiểu đầu của mình muốn như thế nào", vị khách vừa đọc báo vừa chia sẻ.

Không những thế, có những vị khách đã cắt tóc ở đây hơn 40 năm. Mỗi tháng, ông lại đi xe buýt gần một tiếng đồng hồ đến cắt tóc rồi đi về vì thợ cắt tóc có trình độ cao và thân thiện.
Nhiều người cao tuổi đến cắt tóc ở đây đã hơn 40 năm. Thậm chí mỗi tháng, có ông cụ đi xe buýt gần một tiếng đồng hồ đến để làm đẹp, vì tin tưởng thợ có trình độ cao và thân thiện.
Hơn nữa, mỗi người lại là một khách quen của một thợ riêng. Nên khi cắt tóc, họ có thể trò truyện vui vẻ như người nhà.
Các nữ thợ cạo chia sẻ, ở lứa tuổi ngoài 50, người ta không chạy theo mốt thời trang mà cắt tóc sao cho chỉn chu, gọn gàng, đẹp mắt. Hơn nữa, mỗi người lại là một khách quen của một thợ riêng. Khi cắt tóc, họ có thể trò truyện vui vẻ như người nhà.
Không chỉ cắt cho người lớn tuổi, những em bé hay người nước ngoài cũng thường xuyên lui tới tiệm cắt tóc mậu dịch này.
Ngoài ra, tiệm còn có cả các vị khách nhỏ tuổi hoặc người nước ngoài cũng thường xuyên lui tới.
Bởi bên cạnh những kiểu tóc truyền thống, những người thợ ở đây có thể nghe mô tả hoặc nhìn ảnh là có thể cắt theo.
Bên cạnh những kiểu tóc truyền thống, tất cả đội ngũ thợ ở đây có thể nghe mô tả hoặc nhìn ảnh là làm theo được một cách dễ dàng.
Những người thợ ở đây hầu hết đều có từ 20-30 năm tuổi nghề. Mỗi ngày họ làm việc 7 tiếng với mức lương từ 5-6 triệu đồng mỗi tháng.
Những người thợ ở đây hầu hết đều có từ 20-30 năm tuổi nghề. Hiện tại mỗi tháng họ thu nhập 5-6 triệu đồng.
Nhiều lần họ nhận được lời mời sang các salon tóc khác nhưng không ai đồng ý bởi “đã làm mấy chục năm rồi, đã ăn vào máu rồi, không đến đây cắt tóc nữa thì nhớ lắm”.
Nhiều lần các chị được mời sang các salon tóc khác làm với mức lương cao hơn nhưng không ai đồng ý. "Đã làm mấy chục năm, ăn vào máu rồi, không làm ở đây nữa thì nhớ lắm”, chị Yến tâm sự.
Sau những lúc bận rộn với công việc, hai chị Vân (sinh năm 1972) và Yến (phải) thường cùng nhau đọc tin tức trên báo giấy. Cả hai người đã cùng làm tại đây nhiều năm, thân nhau như chị em trong nhà.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm