Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những người thoát chết trong tai nạn hy hữu (kỳ 1)

Khi đám mây dông hút một nữ vận động viên tàu lượn, cô bất tỉnh trong khoảng 40 phút nhưng vẫn sống. Nhờ ngồi trong phòng biệt giam, một tù nhân thoát chết khi núi lửa phun trào.

Mắc kẹt trong toa tàu lật sau khi sóng thần tấn công

lmn
Những toa của tàu Queen of the Sea nằm lăn lóc trên mặt đất sau khi hứng sóng thần vào ngày 26/12/2004. Ảnh: BBC

Queen of the Sea (Nữ hoàng của Biển) là tên của một con tàu ở Sri Lanka. Vào ngày 26/12/2004, khi tàu đang di chuyển tới nhà ga cuối cùng trong hành trình, trận động đất khủng khiếp dưới đáy biển đã tạo nên những đợt sóng thần trên khắp Ấn Độ Dương. Một đợt sóng thần lao thẳng tới vị trí của của tàu khiến 8 toa chìm trong nước ngay lập tức rồi văng khỏi đường ray, BBC mô tả.

Daya Wijaya Gunawardana, một chủ nhà hàng ở thành phố Colombo, may mắn sống sót khi toa mà ông ngồi lật 4 lần. Nhưng khi toa tàu dừng, cơn bĩ cực của ông mới bắt đầu. Ông mắc kẹt trong toa tàu đầy nước và không thể thấy hai đứa con. Sau khi vật lộn với nước và những hành khách tuyệt vọng khác trong gần một giờ, Daya thoát ra ngoài qua một cửa sổ. Ông đoàn tụ với gia đình rồi chạy lên vị trí cao hơn để tránh đợt sóng thần tiếp theo.

Đợt sóng thần thứ hai giáng họa xuống Shenth Ravinda, một hành khách khác trên tàu. Ông chỉ có thể nhìn bức tường nước khổng lồ ập xuống khi vẫn đang mắc kẹt trong toa. Nhưng sau khi sóng tan, Shenth vẫn sống và chui ra. Ông bước khập khiễng qua quãng đường có chiều dài khoảng 2 km để tìm sự giúp đỡ. Tuy may mắn, Shenth không bao giờ quên tiếng kêu, khóc của những đứa trẻ không thể thoát ra khỏi toa. Theo nhiều nguồn tin, khoảng 800 tới 1.700 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Đây là một trong những vụ thảm kịch tồi tệ nhất về nhân mạng trong lịch sử ngành đường sắt.

Tù nhân sống sót khi núi lửa hủy diệt thành phố

Cảnh tượng thanh bình của núi lửa Pelee ngày nay. Ảnh: Geology
Cảnh tượng thanh bình của núi lửa Pelee ngày nay. Ảnh: Geology

Louis-Auguste Cyparis là một phạm nhân thụ án ở thành phố St. Pierre trên đảo Martinique thuộc Biển Caribbe. Vào tháng 5/1902, Cyparis từng trốn trại thành công, nhưng sau đó lại tự thú với chính quyền. Ban quản lý trại không tăng án đối với Cyparis, nhưng tống ông xuống phòng biệt giam trong lòng đất. Sau này Cyparis phải cám ơn quyết định ấy của trại, bởi nó giúp ông thoát chết.

Một tháng trước đó, theo tạp chí Geology của Mỹ, người dân ở thành phố St. Pierre nhận thấy núi lửa Pelee gần đó rung lắc nhiều lần. Những đám bụi và mùi lưu huỳnh từ núi lửa cũng khiến cuộc sống của họ trở nên ngột ngạt. Vô số rắn độc rời khỏi núi lửa rồi trú ẩn trong những xung quanh. Chúng giết khoảng 200 súc vật và 50 người. Lời cảnh báo nghiêm trọng nhất từ thiên nhiên xuất hiện khi mộng dòng bùn sôi sục từ núi lửa tràn vào một nhà máy rượu, đoạt mạng 23 công nhân. 

Sau khi dòng bùn nóng tràn xuống, người dân bắt đầu rời thành phố. Louis Moutett, người đứng đầu chính quyền thành phố, yêu cầu quân đội ngăn cản người dân ra ngoài. Ông ta làm vậy chỉ vì muốn người dân tham gia một cuộc bầu cử sắp diễn ra. Để trấn an người dân, Moutett ép một tờ báo địa phương đưa tin rằng núi lửa không thể phun trào, đồng thời thuê một nhóm chuyên gia không có bằng cấp công bố một “báo cáo khoa học” để khẳng định rằng núi lửa không thể gây nên hiểm họa. Vì thế người dân ngừng sơ tán và thậm chí khoảng 8.000 người từ vùng nông thôn còn tới thành phố để lánh nạn.

Vào buổi sáng hôm 8/5/1902, núi lửa Pelee phun trào. Dòng dung nham nóng chảy từ sườn phía nam của núi với tốc độ lớn đến nỗi nó tới thành phố trong vòng chưa đầy một phút. Cảnh tượng hủy diệt diễn ra rất đáng sợ. Những ngôi nhà vỡ tan thành từng mảnh vì tiếp xúc với dung nham, còn khí nóng khiến người dân chết vì bỏng, ngạt. Một hầm rượu lớn bốc cháy, biến những đường xung quanh nó thành dòng sông lửa. Những con tàu cháy ngùn ngụt trong cảng. 

Nhờ ngồi trong hầm biệt giam, Cyparis thoát chết, song ông bỏng nặng và chịu cảm giác đau đớn trong 4 ngày trước khi lực lượng cứu hộ phát hiện. Trong số khoảng 28.000 người trong thành phố, chỉ Cyparis và một người làm nghề đóng giày sống sót sau thảm họa.

Mây hút vận động viên tàu lượn

Nữ vận động viên
Nữ vận động viên tàu lượn Ewa Wisnierska. Ảnh: planet-wissen.de

Có lẽ Ewa Wisnierska, một vận động viên tàu lượn người Đức, không bao giờ nghĩ rằng sự kiện đáng nhớ nhất trong đời cô sẽ diễn ra trong một đám mây. Vào tháng 2/2007, Ewa cùng 120 vận động viên tham dự chương trình huấn luyện để chuẩn bị cho giải Vô địch Tàu lượn 2007 tại thành phố Manilla, Australia. 

Sau khi lượn trên bầu trời trong điều kiện lý tưởng khoảng hai giờ, Ewa phát hiện một cơn bão ở phía trước. Theo kinh nghiệm, cô bay vòng quanh nó để tránh hiện tượng “mây hút” (khối khí di chuyển lên gần một hệ thống bão có thể hút mọi vật trong tầm ảnh hưởng của nó).

Thật không may, Ewa phán đoán sai. Cô tới gần một đám mây vì nghĩ nó an toàn, nhưng đột nhiên luồng khí hút cô và tàu lượn lên phía trên với vận tốc 20 m/s, Sydney Morning Herald đưa tin. Cô không thể nhìn xung quanh vì băng và bóng tối dày đặc. Mưa, đá và nhiễu động khí khiến cô không thể điều khiển dù. Nhưng mối nguy hiểm thực sự lại là sét, tình trạng thiếu oxy và cái lạnh tê tái. Dù rất hoảng sợ, Ewa vẫn cố gắng để tàu lượn không vỡ. Nhưng ở độ cao lớn hơn đỉnh Everest và quay cuồng giữa vô số tinh thể băng, cơ thể cô không thể chịu đựng nổi và cô bất tỉnh trong khoảng 40 phút.

Thiết bị theo dõi trên dù của Ewa cho thấy cô trôi nổi ở độ cao mà nồng độ khí oxy rất thấp. Trong điều kiện như thế, cô hoàn toàn có thể tử vong. Song cô thoát chết nhờ những yếu tố bất ngờ. Lớp băng xung quanh cơ thể đóng vai trò như một lớp cách nhiệt để cơ thể cô không tiếp xúc với môi trường lạnh giá xung quanh. 

Đột nhiên một luồng khí di chuyển xuống dưới hút dù của cô xuống mặt đất với tốc độ khủng khiếp. Cú lao xuống siêu tốc ấy khiến Ewa tỉnh. Dù không thể nhìn và cơ thể lạnh cóng, nữ vận động viên cố gắng đáp xuống một nông trại. Cô không thể cử động khi tiếp đất. May mắn thay, đội hỗ trợ gọi tới điện thoại của Ewa và biết vị trí của cô.

Kết quả kiểm tra y tế cho thấy nhiều vết bầm và thương tổn do lạnh xuất hiện trên cơ thể Ewa. Song cô tương đối may mắn, bởi một vận động viên dù lượn Trung Quốc cũng rơi vào tình huống như cô và tử vong vì sét.

Nữ sinh Việt 'thoát chết trong gang tấc’ ở động đất Nepal

Nữ sinh Nguyễn Thị Hải Yến, sinh viên khóa 7, Đại học FPT (Hà Nội) kể lại phút hoảng loạn khi thoát nạn trong trận động đất 7,9 độ Richter tại Nepal ngày 25/4.

Những trường hợp sống sót kỳ diệu trong tai nạn máy bay

Máy bay gãy đôi khi hạ cánh ở Guyana nhưng không người nào thiệt mạng là một trong những trường hợp sống sót thần kỳ trong tai nạn hàng không.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm