Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những người đàn ông không đeo khẩu trang vì sợ thành kẻ yếu đuối

Một số nam giới từ chối đeo khẩu trang để phòng dịch vì cho rằng điều đó đáng xấu hổ, không thoải mái và là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Andrew (46 tuổi, sống tại London, Anh) đã không đeo khẩu trang trong suốt mùa dịch năm 2020. Ông thậm chí không có chiếc khẩu trang nào. Ông nói rằng các nghiên cứu về khẩu trang còn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt nhấn mạnh việc đeo chúng không mang lại hiệu quả, mặc dù khoa học đã chứng minh đeo khẩu trang giúp giảm sự lây lan của virus.

“Tôi đồng ý rằng những người dễ tổn thương muốn đeo khẩu trang để phòng ngừa, nhưng đó là lựa chọn của riêng họ”, Andrew nói. Khi có người hỏi tại sao không đeo chúng khi đến nơi công cộng như siêu thị, tàu điện ngầm, ông nói dối rằng “Tôi được miễn đeo khẩu trang”.

deo khau trang chong dich anh 1

Nhiều đàn ông không chịu đeo khẩu trang vì cho đó là biểu hiện của sự thiếu nam tính, yếu đuối. Ảnh: Cottonbro / Pexels.

Theo The Independent, đeo khẩu trang là phương pháp tối quan trọng để ngăn chặn virus lây lan. Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi mọi người đeo khẩu trang từ tháng 6/2020, một đánh giá khoa học được công bố vào tháng 7 cùng năm trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ đã mô tả đây là “công cụ quan trọng” trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Tuy nhiên, thực tế đáng ngại là có một bộ phận không nhỏ những người từ chối đeo khẩu trang giống như Andrew, phần lớn trong số đó là nam giới.

Một cuộc khảo sát với 2.459 người ở Mỹ do hai viện sĩ tại Đại học Middlesex (London) và Đại học Berkeley (California, Mỹ) thực hiện vào tháng 5/2020 cho thấy nam giới không chỉ ít đeo khẩu trang nơi công cộng hơn phụ nữ mà nhiều người trong đó còn cho rằng việc đeo chúng là "đáng xấu hổ, không thoải mái và là dấu hiệu của sự yếu đuối".

"Đeo khẩu trang là dấu hiệu của sự yếu đuối"

Ngay cả khi dương tính với Covid-19 và phải nhập viện, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn muốn thể hiện rằng mình không cần đến khẩu trang, ông tháo nó ra lúc đứng trên bậc thang của Nhà Trắng sau khi trở về từ bệnh viện.

“Tôi không đeo khẩu trang như ông ấy. Đứng nói chuyện cách người ta mấy chục mét, ông ấy vẫn mang chiếc khẩu trang lớn nhất tôi từng thấy”, Trump nói về Tổng thống Joe Biden trong cuộc tranh luận hồi tháng 9/2020.

Dường như Trump hàm ý rằng không đeo khẩu trang nghĩa là ông thể hiện được sức mạnh áp đảo trước đối thủ của mình.

deo khau trang chong dich anh 2

Nhiều nam giới tin rằng chỉ những người dễ bị tổn thương mới cần đeo khẩu trang. Ảnh: Rex Features.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kaiser Family Foundation, tổ chức phi chính phủ của Mỹ, tập trung vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng, cho thấy có 68% phụ nữ thường xuyên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, con số này ở nam giới là 49%.

Emma Lygnerud Boberg, cố vấn phát triển chương trình và giới tại International Media Support (Đan Mạch), cho biết: “Đây là một xu hướng mà chúng tôi đã nhận thấy trước đây, rằng nam giới tỏ ra miễn cưỡng áp dụng các biện pháp phòng ngừa hơn phụ nữ”.

Cô lưu ý thêm rằng điều này cũng phù hợp với các dữ liệu khác, như nam giới ít thắt dây an toàn hơn phụ nữ.

Peter Glick, chuyên gia tại Đại học Lawrence ở Wisconsin, nói rằng đàn ông dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn trong cuộc sống hàng ngày, và có những định kiến ​​giới độc hại khiến đàn ông phải phô diễn sức mạnh và sợ bị tổn thương.

"Đàn ông được xã hội hóa để trở thành người thống trị và độc lập. Tất cả đặc điểm này đều nhằm củng cố các chuẩn mực gia trưởng vốn thể hiện nam tính như một màn biểu diễn. Đeo khẩu trang có thể được hiểu là thể hiện sự yếu đuối ở một số nam giới. Nó cho thấy họ sợ hãi loại virus này một cách công khai, đồng nghĩa phá vỡ sự dũng cảm", ông nói với The Independent.

Định kiến giới độc hại

Nghiên cứu sơ bộ của James Mahalik, giáo sư Tâm lý Giáo dục Phát triển Cao đẳng Boston, cùng các nghiên cứu sinh tiến sĩ Michael Di Bianca và Michael Harris cho thấy rằng khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa hoài nghi đối với khoa học có thể liên quan trực tiếp đến việc một người có chấp nhận đeo khẩu trang hay không.

Để tìm hiểu lý do một số nam giới từ chối đeo khẩu trang, Mahalik đã khảo sát 596 đàn ông trên 49 bang, thuộc nhiều độ tuổi, có mức thu nhập từ dưới 10.000 USD/năm đến hơn 200.000 USD/năm.

Cuộc khảo sát yêu cầu mỗi người đánh giá xem họ có xác định được các tiêu chuẩn nam tính nhất định hay không và bày tỏ suy nghĩ về các khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) để giảm thiểu sự lây lan của Covid-19.

deo khau trang chong dich anh 3

Định kiến giới độc hại là một phần lý do khiến một số đàn ông không muốn đeo khẩu trang.

Nhìn chung, những người được hỏi cảm thấy tích cực về các hướng dẫn phòng chống Covid-19 và cho biết họ tuân thủ chúng (vì đây là dữ liệu do người tham gia tự cung cấp, các nhà nghiên cứu không thể xác nhận rằng họ thực sự thường xuyên đeo khẩu trang).

Những người đàn ông có quan điểm tiêu cực về các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng, như cách xa xã hội và đeo khẩu trang, cũng có lý tưởng về nam tính truyền thống xoay quanh việc kiểm soát cảm xúc, tự lực, thống trị, chiến thắng, quyền lực đối với phụ nữ và thể hiện bản thân dị tính.

“Chúng tôi phát hiện đàn ông nam tính truyền thông nhận thấy ít lợi ích hơn khi tuân thủ hướng dẫn của CDC. Họ thấy nhiều rào cản hơn, ít tin tưởng vào khoa học hơn và họ ít sự đồng cảm với những người dễ bị tổn thương hoặc thuộc nhóm rủi ro cao”, Mahalik nói với Fast Company.

Thay vì cố gắng thuyết phục những người đàn ông nam tính thay đổi các yếu tố cốt lõi trong danh tính của họ, các quan chức y tế công cộng có thể xem xét giảm bớt chủ nghĩa cá nhân ở nam giới bằng cách tập trung vào các khía cạnh thân thiện hơn với xã hội của nam tính truyền thống.

Dụng cụ làm đẹp thành thú chơi mới của giới trẻ Trung Quốc

Tin vào quảng cáo về hiệu quả làm đẹp thần kỳ, người trẻ Trung Quốc sẵn sàng chi số tiền lớn để mua máy rửa mặt, máy massage nâng cơ.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm