Đối với những người bình thường, việc bỏ ra số tiền khoảng 70 USD cho chi phí Internet mỗi tháng là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, đây lại là cả một vấn đề đối với nhiều chủng tộc cũng như dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới, họ chỉ đủ khả năng để mua nhu yếu phẩm cần thiết.
Các phóng viên và học giả nổi tiếng khắp thế giới viết rất nhiều ấn phẩm cho thấy sự khó khăn của những vùng nông thôn ở Mỹ cũng như một số nước đang phát triển khi không có Internet. Trong khi đó, họ dường như tỏ ra vô tâm với điều kiện truy cập Internet nghèo nàn của người dân trong các cộng đồng chủng tộc và dân tộc thiểu số. Những người phải sống trong một môi trường tồi tàn và đáng lẽ nên được dành sự quan tâm nhiều hơn.
Chúng tôi đã phát hiện ra điều này trong một nghiên cứu về sự chênh lệch trong điều kiện khám chữa bệnh giữa các khu vực trong đại dịch. Chúng tôi lo ngại rằng ngay cả khi việc tiêm chủng vắc xin được thực hiện tại các cộng đồng này, những người dân ở đây thậm chí không thể đến tiêm vắc xin nếu không có sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè. Họ được cung cấp quá ít thông tin về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng ngừa cũng như vắc xin là do nơi họ ở có nguồn Internet rất hạn chế.
Nhiều người thuộc dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn không thể truy cập Internet. |
Trong thời kỳ đại dịch, Internet có thể nói là một công cụ chăm sóc sức khỏe không thể thiếu với mọi người. Dịch vụ khám chữa bệnh Telehealth thông qua Internet đã giúp nhiều người đặt lịch xét nghiệm Covid-19 từ xa và hỗ trợ bệnh nhân dễ dàng tiếp cận các loại hình chăm sóc y tế khác của bệnh viện một cách hoàn toàn trực tuyến.
Trên thực tế, lượt khám bệnh từ xa đã tăng 154% trong tuần cuối cùng của tháng 3/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Việc chuyển sang mô hình chăm sóc sức khỏe trực tuyến là chiến lược mà nhiều cơ quan y tế toàn cầu đề ra để giảm bớt ảnh hưởng của virus corona.
Bên cạnh các lợi ích phía trên, người bệnh còn có thể nhận được các thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tình trạng bệnh cũng như kết quả xét nghiệm thông qua email và nhiều hệ thống tin nhắn trực tuyến khác.
Chưa dừng lại ở đó, các cơ sở y tế cộng đồng cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã xây dựng những website, tổ chức nhiều sự kiện trực tuyến cũng như phát động nhiều cuộc tuyên truyền trên mạng xã hội nhằm giúp người dân hiểu rõ về Covid-19. Có thể nói, truy cập Internet là điều vô cùng cần thiết trong thời kỳ đại dịch.
Vai trò của Internet trở nên đặc biệt quan trong khi vắc xin ngừa Covid-19 xuất hiện vì việc đăng ký tiêm vắc xin phần lớn diễn ra trực tuyến. Điều này có nghĩa là những người già neo đơn, người dân từ các cộng đồng chủng tộc và dân tộc thiểu số không có khả năng truy cập Internet gần như chẳng có cơ hội để tiêm vắc xin.
Vào năm 2018, hơn 25% người đăng ký gói bảo hiểm Medicare tại Mỹ không được cung cấp dịch vụ Internet ở nhà. Nhóm người này đa phần gồm những người già trong độ tuổi từ 85 trở lên, thành viên của các cộng đồng chủng tộc, dân tộc thiểu số ít người và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Trong nhiều năm, các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng đã coi tình trạng phân biệt chủng tộc, khu vực sống, khả năng tiếp cận thực phẩm tươi sống, nguy cơ tiếp xúc với chất độc, thu nhập và giáo dục là các yếu tố có nhiều tác động đến sức khỏe của một người.
Những yếu tố này thường được gọi là các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe. Trong đó, các chuyên gia cho rằng phân biệt chủng tộc là một trong những yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhất đối với sức khỏe, nó đã thấm nhuần vào tư tưởng của nhiều người và thậm chí là chính sách của một số nước.
Các dữ liệu về số trường hợp ca mắc và tử vong do Covid-19 cho thấy rằng sự phân biệt chủng tộc có thể làm tăng mức độ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong các cộng đồng chủng tộc và dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, khoảng cách về chủng tộc còn cản trở khả năng tiếp cận xét nghiệm và quyền lợi được chăm sóc của nhiều người. Trong thời gian đại dịch, một vấn đề khác khiến tỷ lệ tử vong cao liên quan đến tuổi của người nhiễm bệnh, dân số già là nhóm người dễ bị tổn thương bởi virus corona nhất.
Hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp và tần suất truy cập Internet mỗi ngày của một người giống như yếu tố quyết định sức khỏe của người đó. Thực tế đúng là vậy, những người thuộc cộng đồng chủng tộc, dân tộc thiểu số và dân số già, họ không đủ khả năng để tiếp xúc với công nghệ, Internet đang bị bỏ lại phía sau trong đại dịch.
Việc thiếu truy cập Internet là một rào cản đối với sức khỏe của nhiều người. |
Thậm chí, ngay cả những người có khả năng truy cập Internet còn gặp khó khăn khi đặt lịch tiêm vắc xin qua điện thoại do đường truyền Internet bị quá tải. Các điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn đăng ký tiêm vắc xin trực tuyến là bạn phải có Internet, thiết bị kết nối và biết cách sử dụng chúng. Nhiều nhóm vận động xã hội và chuyên gia y tế bắt đầu coi truy cập Internet như một vấn đề dân quyền cơ bản.
Vào mùa thu năm 2020, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe và khả năng truy cập Internet của những người da đen và người Mỹ gốc Latin có nguy cơ mắc HIV cũng như các bệnh về tim mạch.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thấy rằng 17 trong số 30 bệnh nhân không có Internet tại nơi ở, không có máy tính, smartphone và cũng không biết cách để sử dụng chúng. Trong cộng đồng của họ, rất nhiều cá thể khác phải chịu hoàn cảnh tương tự và thậm chí sức khỏe của những người này còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố xã hội quyết định sức khỏe khác chứ không chỉ Internet.
Mặc dù các dịch vụ y tế trực tuyến được triển khai để tăng khả năng tiếp cận và và duy trì dịch vụ chăm sóc trong các nhóm dễ bị tổn thương bởi virus, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc những người thuộc nhóm này có thể tiếp cận được. Để giải quyết khoảng cách về Internet, chúng tôi tin rằng các nhà hoạch định chính sách trước mắt phải xác định việc thiếu truy cập Internet là một rào cản đối với sức khỏe và đề ra các phương án bảo vệ mọi người khỏi ảnh hưởng của nó.
Chẳng như lên phương án dự trữ vắc xin trong các cộng đồng chủng tộc, dân tộc thiểu số cũng như người già neo đơn không có khả năng truy cập Internet.
Bên cạnh đó, họ cần đẩy mạnh công tác truyền thông, báo cáo để các cơ sở y tế có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Các nhà quản lý y tế công cộng cũng cần hợp tác với các tổ chức y tế địa phương để phát động nhiều hoạt động cứu trợ cũng như cung cấp thực phẩm và vắc xin cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương bởi Covid-19. Ngoài tổ chức địa phương, các cơ sở y tế công cộng còn có thể làm việc với nhiều tổ chức cộng đồng khác nhằm phổ biến cho người dân thông tin về dịch bệnh, vắc xin…
Cuối cùng, các chuyên gia và tổ chức chăm sóc sức khỏe có trách nhiệm cung cấp cho mọi người. Đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, thông tin về các khoản trợ cấp của chính phủ, chương trình ưu đãi Internet dành cho cá nhân có thu nhập thấp từ nhà cung cấp Internet và khóa đào tạo về cách sử dụng Internet.