Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ngôi trường 'khát' học sinh ở nông thôn Hàn Quốc

Dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, kinh tế khó khăn dẫn đến hiện tượng nhiều trường học vùng nông thôn ở Hàn Quốc vắng học sinh, thậm chí có trường chỉ dạy 3 em.

Bé gái 9 tuổi, Shin Chae Ni, kể rằng em có rất nhiều trải nghiệm thú vị ở ngôi trường đang theo học cũng như không phải làm bài tập về nhà hoặc học thêm ngoài giờ.

Chae Ni là một trong 14 học sinh của trường Tiểu học Meewon trong làng Seorak, quận Gapyeong, tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul khoảng 55 km về phía đông bắc. Cả trường chỉ có 3 lớp học không chia theo độ tuổi. Tuy nhiên, đối với cô bé, việc phải học chung lớp với những học sinh lớn hơn hai tuổi không có gì đáng ngại. 

Trường vắng vì tỷ lệ sinh giảm

Vào những năm 1990, học sinh của trường đạt khoảng 200 em, tuy nhiên con số này bắt đầu giảm khi những người trẻ di cư đến Seoul và các thành phố khác.

Trường Meewon đã tính đến chuyện đóng cửa khi cả trường chỉ có 7 học sinh vào năm 2013. Cũng vào thời điểm đó, hiệu trưởng quyết định thực hiện những hành động cần thiết để tăng số lượng học sinh.

Han Quoc: Ty le sinh giam,  truong vang hoc sinh anh 1
Trường Tiểu học Daenam chỉ có 3 học sinh. Ảnh: Lee Yun Seok .

Những ngôi trường siêu vắng với số lượng ít hơn 20 học sinh như trên đang mọc lên ngày càng nhiều ở Hàn Quốc. Tỷ lệ sinh của nước này đã giảm xuống mức 1,24%, một trong những mức thấp nhất trên thế giới, trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng.

Khi tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đình trệ, thanh niên thất nghiệp dao động trong khoảng 10%, cuộc sống của những người trẻ trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều người trong số họ quyết định kết hôn muộn và sinh ít hoặc thậm chí không sinh con.

Ở Hàn Quốc, những làng nhỏ ít trẻ em tập trung ở khu vực nông thôn của các tỉnh Gyeonggi, Gangwon, Jeolla và Gyeongsang. Chính phủ đã cố gắng để thúc đẩy tỷ lệ sinh trong nước bằng cách cấp các khoản trợ cấp bằng tiền mặt và tăng phúc lợi xã hội nhưng phương thức này tỏ ra không hiệu quả. Đây cũng thực trạng phổ biến ở Singapore và Nhật Bản.

Nguy cơ đóng cửa cao

Hơn 3.700 ngôi trường từ tiểu học đến trung học đã phải đóng cửa từ những năm 1990 đến nay. Con số này sẽ tăng lên nếu tỷ lệ sinh ở quốc gia châu Á này không được cải thiện.

Để đối phó với sự thay đổi về nhân khẩu học kể trên, một số quận đã bắt đầu đóng cửa các trường học và chuyển đổi chúng thành các cơ sở dành cho người già.

Trường Tiểu học Daenam, ngôi trường duy nhất trên đảo Pungo, chỉ còn 3 học sinh theo học tính đến thời điểm hiện tại. Năm ngoái, trường cũng chỉ có 6 em học sinh. Việc đóng cửa trường Daenam vào lúc này có thể tước đi cơ hội học tập của học sinh vì các em có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đi học ở những trường bên ngoài đảo vì điều kiện di chuyển không thuận tiện.

"Có thể nhà trường sẽ đóng cửa sau đợt học sinh cuối cùng này. Tôi hy vọng các em có thể phát triển tốt và chuyển đến một thành phố lớn hơn để có một cuộc sống hạnh phúc...", thầy Lee chia sẻ. 

Trường nhỏ nhưng chất lượng tốt

Một số ngôi trường tận dụng quy mô nhỏ để cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh.

Trường Tiểu học Gaegun ở Gyeonggi đã mở một số lớp học đặc biệt ngoài giờ học chính quy để giúp nhiều gia đình chăm sóc con cái. Một trường khác ở phía nam tỉnh Jeolla cũng cho phép học sinh ở lại trường sau giờ học và dạy các em học âm nhạc hoặc học trên máy tính.

 

Han Quoc: Ty le sinh giam,  truong vang hoc sinh anh 2
Học sinh trường Meewon học cách điều khiển robot. Ảnh: Kim Jin Ha. 

Trong khi đó, trường Tiểu học Meewon lại thu hút sự chú ý của truyền thông sau khi giới thiệu một loạt chương trình hợp tác với các trường khác trong dự án đặc biệt về robot và thiên văn học. Chương trình học này cũng đánh trúng tâm lý của các bậc cha mẹ ở Seoul, những người đang cố gắng tìm kiếm giải pháp học tập cho con cái trong hệ thống giáo dục quá tải ở thủ đô.

Học sinh ở đây được hưởng lợi từ các chương trình học chú trọng trải nghiệm thực tế. Các em được tham gia những hành trình đến thăm các trang trại, công viên và đi leo núi hàng tháng. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoài trời khác như đi bộ đường dài, cắm trại và thu hoạch khoai lang, tất cả đều được chi trả bởi ngân sách của trường.

Những điều kể trên dễ khiến cho người ta có cảm giác học sinh ở đây sống vô tư vì mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ít áp lực chạy đua cho vị trí đứng đầu lớp.

Trái với những lo ngại về việc trường nhỏ ảnh hưởng đến học tập và ứng xử với các học sinh cùng trang lứa, ông Seo nói các em học sinh trong trường của mình là một tập thể gắn bó và biết nhường nhịn. Khi quy mô lớp học nhỏ, giáo viên có thể chú ý nhiều hơn đến cá nhân mỗi em. Ông cho biết số lượng học sinh lý tưởng nhất là 25. 

"Trường chúng tôi có thể nhỏ nhưng chất lượng giáo dục sẽ được khẳng định qua chương trình giảng dạy. Khi học sinh của chúng tôi hạnh phúc, cha mẹ của chúng sẽ hạnh phúc và tôi cũng được hưởng niềm vui đó", ông Lee tâm sự. 

Trẻ em bị bỏ rơi ở Trung Quốc nhiều bằng dân số nước Anh

Theo khảo sát mới nhất của Trung Quốc về di cư trong nước được công bố mới đây, 61 triệu trẻ em ở nông thôn nước này đang sống trong tình trạng thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ.

Trẻ em nghèo ở Nhật Bản được phát bữa tối miễn phí

Cung cấp các bữa ăn tối chỉ là một trong số những biện pháp tạm thời được người dân Nhật Bản thực hiện nhằm đối phó với tỷ lệ trẻ em nghèo ngày càng tăng ở quốc gia giàu có này.

Mai Anh (Theo Straitstimes)

Bạn có thể quan tâm