Cú đá phản khét tiếng của Lã Xuân Thắng
Trong trận gặp An Giang tại giải VĐQG trên sân Hàng Đẫy năm 1997, đội trưởng Công an Hà Nội Lã Xuân Thắng bất ngờ quay ngoắt người sút thẳng vào lưới Đỗ Thành Tôn sau quả ném biên, khép lại trận đấu với chiến thắng 4-3 cho đội chủ nhà.
6 tỷ đồng?" /> |
Thủ môn Đỗ Thành Tôn của Công an Hà Nội sau này đã tự tử tại nhà riêng, bị nghi dính đến cờ bạc với số tiền nợ lên đến trên 6 tỷ đồng. |
Bàn thắng này đã gây phẫn nộ cho khán giả Hà Nội. Sau trận đấu, Lã Xuân Thắng tuyên bố: “Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu”. Sau đó, cầu thủ này bị treo giò vĩnh viễn. Qua điều tra, sự việc được giật dây bởi Toàn “còi” (anh trai cựu thủ môn Công an Hà Nội Đỗ Thành Tôn). Một trùm cá độ khác là Thắng "Tài dậu" đã thua độ 1 tỷ đồng vì cú sút này.
Cơn thịnh nộ của Weigang
HLV Weigang từng có những kỷ niệm rất đẹp với bóng đá Việt Nam nhưng sau Tiger Cup 1996 ông đã ra đi. |
Tại Tiger Cup 1996, đội tuyển Việt Nam đã thi đấu rất thất vọng ở 2 trận đấu đầu tiên vòng bảng. Họ thắng vất vả Campuchia 3-1 và hòa chật vật 1-1 trước Lào bằng bàn thắng từ cú sút phạt của Lê Huỳnh Đức. Việc một nhóm cầu thủ chơi không đúng sức khiến HLV K.H.Weigang rất tức giận.
Ngay giữa giờ nghỉ trận gặp Lào, ông đã chỉ thẳng mặt nhóm cầu thủ nói: “Các anh bán trận này bao nhiêu tiền?”. Sau đó, ông đòi đuổi thẳng cổ "nhóm có vấn đề" về nước. Tuy nhiên, Trưởng đoàn ĐTVN Tô Hiền khi đó đã đứng ra hòa giải, thu xếp ổn thỏa mọi chuyện.
Các cầu thủ vẫn thi đấu đến hết giải, giúp ĐTVN đoạt HCĐ, còn sự việc cũng bị trôi vào quên lãng. Sau Tiger Cup 1996, Weigang không còn làm HLV đội tuyển Việt Nam.
Vụ án điểm của Sơn “cao” và Hải Quan
Mùa bóng VĐQG 1997 diễn ra rất quyết liệt khi đội bóng nào cũng đặt chỉ tiêu trụ hạng. Chính vì áp lực đó khiến nhiều đội bóng rủ nhau đá “trên bàn” theo công thức 3 đi, 3 về (mỗi đội có 3 điểm). Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ khui ra được việc bán độ liên quan đến đội Hải Quan, xuất phát từ việc cầu thủ Trương Văn Dưỡng bị xã hội đen dọa cắt gân chân vì dám “lật kèo”.
Qua điều tra, cơ quan chức năng đã xác định trùm cá độ Trần Phi Sơn (Sơn "cao") thông qua đầu mối Trương Văn Dưỡng đã móc ngoặc với 2 cầu thủ của Hải Quan là Trần Minh Trung và Nguyễn Phúc Nguyên Chương để dàn xếp tỷ số các trận đấu.
Trương Văn Dưỡng sau đó bị kết án 1 năm tù. Nguyễn Phúc Nguyên Chương dù là người hùng của ĐTVN tại SEA Games 1997 nhưng cũng bị phạt 10 tháng tù treo cùng 2 năm thử thách vì tội đánh bạc.
Nghi án Như Thành bán độ tại JVC Cup 2003
Như Thành với mái tóc vàng chóe đã bị xử ngay trước khi SEA Games 2003 diễn ra trên sân nhà. |
Trước thềm SEA Games 2003 diễn ra trên sân nhà, U23 Việt Nam có giải đấu giao hữu JVC Cup để khai trương sân Mỹ Đình. Ngay từ trận đầu thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2, một số cầu thủ trong đội đã dính vào nghi án bán độ. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không tìm ra chứng cứ cụ thể nhưng đã treo giò trung vệ Vũ Như Thành (khi đó là đội trưởng) đến 5 năm. Thụ án 1 năm, Như Thành được giảm án xuống còn 2 năm rưỡi. Vụ án mập mờ được coi là hành động “thí tốt” tránh cho đội khỏi xáo trộn mạnh trước giải đấu diễn ra trên sân nhà.
Việt Thắng, Lương Trung Tuấn rủ đồng đội bán độ
Việt Thắng chỉ bị VFF treo giò sau đó trở thành cầu thủ quan trọng của ĐTLA cũng như đội tuyển Việt Nam. |
Cùng thời điểm với Như Thành là trường hợp của 2 cầu thủ Nguyễn Việt Thắng và Lương Trung Tuấn của HAGL. Sự việc xảy ra trong trận đấu tại Cúp C1 Đông Nam Á giữa HAGL và CLB Persita (Indonesia) năm 2003. Theo đó Việt Thắng và Trung Tuấn bị buộc tội lôi kéo đồng đội bán độ và nhận mức án treo giò 3 năm.
Sau vụ án tai tiếng, Việt Thắng được gửi đến CLB Porto B để tập luyện trước khi trở lại ĐTLA vào năm 2006. Về phần Lương Trung Tuấn, trung vệ này chuyển đến khoác áo Bình Định ngay khi sự việc nổ ra. Sau khi nhận án treo giò của VFF, Trung Tuấn, thông qua 2 đồng đội Issawa và Pipat, qua đội Quân Cảng Thái Lan thi đấu trước khi trở lại Việt Nam.
Vụ bán độ tại SEA Games 23
Vụ bán độ tại SEA Games 23 khiến các cầu thủ ngã sang một hướng rẽ khác. Văn Quyến, Quốc Vượng gần như không thể vực dậy sau sự việc này. |
Đây là vụ án làm rúng động bóng đá Việt Nam, nổi tiếng trên toàn thế giới. Qua điều tra, trưa ngày 24/11/2005, tiền vệ Lê Quốc Vượng đã gặp các cầu thủ Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh và Châu Lê Phước Vĩnh thông báo, nếu U23 Việt Nam thắng với cách biệt 1 bàn mỗi cầu thủ sẽ nhận được từ 20-30 triệu đồng.
Kết quả trận đấu đúng như tính toán của nhóm. Quốc Vượng sau đó nhận 490 triệu đồng “lại quả” cho hành vi dàn xếp tỷ số. Anh chia cho Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người 20 triệu đồng. Quốc Anh còn cầm 20 triệu đồng dùm Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương, Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.
Vụ này được Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1 và phúc thẩm ngày 20/4/2007 . Kết thúc phiên tòa, chỉ có Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác nhận án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù treo về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù treo vì tội tổ chức đánh bạc.
Trọng tài Lương Trung Việt nhận tiền làm sai lệch kết quả trận đấu
Vụ án của trọng tài Lương Trung Việt là bê bối lớn nhất liên quan đến các ông vua sân cỏ Việt Nam. |
Cho đến nay, đây là vụ tiêu cực lớn nhất của bóng đá Việt Nam liên quan đến các ông vua sân cỏ. Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, vào năm 2004 trọng tài Lương Trung Việt đã tham gia dàn xếp các trận đấu của đội Ngân hàng Đông Á - Thép Pomina (NHĐA-TP).
Cụ thể, ở mùa bóng 2004, Nguyễn Tiến Huy, nguyên giám đốc điều hành đội NHĐA-TP; Vũ Tiến Thành, HLV phó đội NHĐA - TP và Lê Văn Cường, trưởng đoàn đội Cần Thơ, đã đưa tiền cho Lương Trung Việt để thổi có lợi cho 2 đội bóng này.
Việt sau đó đã đứng ra đạo diễn rủ rê các trọng tài khác cùng tham gia như Trương Thế Toàn (nhận 12 triệu đồng), Phạm Hữu Lộc (nhận 15 triệu đồng), Lê Văn Tú (15 triệu đồng) và Hoàng Thế Dũng (35 triệu đồng).
Với vai trò chủ chốt, Lương Trung Việt bị kết án 7 năm tù về tội làm môi giới hối lộ, trong khi VKSND đề nghị 10-12 năm. Cùng chịu hình phạt tù giam với Lương Trung Việt là các cựu trọng tài FIFA Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, mỗi người 4 năm tù về tội nhận hối lộ. Bị cáo Hoàng Thế Dũng (trọng tài cấp quốc gia) bị phạt 4 năm 6 tháng. Án tù treo 36 tháng được áp dụng với 2 bị cáo bị kết tội có hành vi đưa hối lộ: Lê Văn Cường và Vũ Tiến Thành.
Nguyễn Hữu Thắng dùng tiền mua chức vô địch cho SLNA?
Chức vô địch mùa bóng 2000/01 của Sông Lam Nghệ An bị đặt nhiều nghi vấn suốt thời gian dài. |
Chức vô địch V.League mùa bóng 2000/01 của SLNA đã bị bao phủ bởi nghi vấn Nguyễn Hữu Thắng cùng lãnh đạo đội bóng xứ Nghệ dùng tiền mua chuộc Cảng Sài Gòn. Trước vòng đấu cuối cùng mùa bóng đó, SLNA kém Sông Đà Nam Định (SĐNĐ) 1 điểm.
SLNA chỉ đăng quang khi thắng Công an TP.HCM trên sân nhà đồng thời SĐNĐ để thua trên sân của Cảng Sài Gòn - đội bóng đã hết động lực. Khi đó, xảy ra nghi vấn lãnh đạo SLNA đã duyệt chi 320 triệu đồng để Nguyễn Hữu Thắng là người đứng ra thương lượng "biếu" cho CSG để đội này thắng SĐNĐ.
Kịch bản diễn ra đúng như toan tính của SLNA khi CSG thắng SĐNĐ đến 5-0 trong khi đội bóng xứ Nghệ thắng Công an TP.HCM 4-3. Kết quả này giúp SLNA lên ngôi vô địch V.League. Sau đó, Nguyễn Hữu Thắng cùng HLV Nguyễn Thành Vinh cùng hàng loạt nhân vật chóp bu của đội bóng xứ Nghệ liên tục bị cơ quan điều tra thẩm vấn nhưng cuối cùng đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số cầu thủ của CSG dính chàm trong vụ này cũng không bị truy tố.