Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lĩnh vực đầu tư 'hái ra tiền' của bầu Đức

Khởi nghiệp từ một xưởng sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, công ty của bầu Đức lớn mạnh trên thị trường với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau như: địa ốc, khai khoáng, cao su, mía đường.

Những lĩnh vực đầu tư 'hái ra tiền' của bầu Đức

Khởi nghiệp từ một xưởng sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, công ty của bầu Đức lớn mạnh trên thị trường với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau như: địa ốc, khai khoáng, cao su, mía đường.

Trong một thời gian ngắn, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một công ty tư nhân có vốn điều lệ cao. Địa ốc là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu khổng lồ cho doanh nghiệp này.

Địa ốc

Với bất động sản, năm 2009, bầu Đức “phá giá” thị trường căn hộ, vì đã gom được đất giá rẻ trong nhiều năm trước đó để xây dựng các khu chung cư. Đến nay, khi bất động sản ảm đạm, ông lại tung tiền mua đất giá rẻ để chờ thời điểm thu lợi nhuận cao trong tương lai. Cho nên, không ngạc nhiên khi các ông chủ bất động sản lao đao kể từ năm 2008 thì 23 dự án căn hộ cao cấp với hơn 5.000 căn của Bầu Đức vẫn được tiêu thụ mạnh.

 

Từ năm 2012, khi HAGL của bầu Đức chính thức nhảy vào thị phần bất động sản tại nước ngoài, Myanmar là một điểm đến “lý tưởng” cho ông bầu này. Trong một phát biểu gần đây, ông Đức giải thích về việc nhảy vào thị trường Myanmar: "3 năm qua bất động sản TP.HCM, Hà Nội lạnh tanh ở 0 độ C nhưng hiện Yangon mới khởi động ở 18-20 độ. Vài năm nữa thị trường này sẽ nóng bừng bừng, có thể kiếm tỷ đô như chơi nhưng ai nhanh chân mới được ăn trước".

Tuy nhiên, do tình trạng đóng băng tại thị trường trong nước nên doanh thu trong những năm gần đây trong lĩnh vực này của HAGL có phần bị sụt giảm. Ngày 23/4 vừa qua, tại Đại hội cổ đông thường niên của HAGL, Bầu Đức cho biết, trong năm nay, doanh thu ngành bất động sản của tập đoàn sẽ giảm từ 2.829 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng.

Đây cũng là năm doanh thu các ngành nghề của tập đoàn đều có sự dịch chuyển lớn. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu ngành bất động sản từ 64% (năm 2012) lần lượt giảm xuống dự đoán còn 14%, 15%, 27% cho các năm 2013-2015.

Cao su, mía đường

Đâu được coi là một trong những kênh đầu tư có từ khá lâu của HAGL. Tuy nhiên, trong khi bất động sản đóng băng thì kênh đầu tư này lại được đẩy mạnh, hứa hẹn đem lại nguồn lợi khổng lồ cho công ty. Báo cáo tài chính quý 3/2012 của HAG cho thấy rõ việc dòng tiền của công ty bầu Đức chảy sang mía đường, nhiệt điện, cao su.

 

Cách đây 5 năm, khi cao su chưa đạt giá trị xuất khẩu 6.000 USD/tấn, bầu Đức đã bắt đầu trồng và nhìn ra nguồn thu khổng lồ từ ngành này trong tương lai. Hiện nay, với lượng cao su của mình, bầu Đức ước tính đạt nguồn thu 653 triệu USD mỗi năm.

Công ty của ông là một trong số ít doanh nghiệp biết tận dụng Đông Dương để làm căn cứ trồng và xuất khẩu cao su. Ông đã đầu tư trồng cao su tại Lào (năm 2007) trước khi trồng tại Gia Lai năm 2008.

Trong năm 2013, HAGL dự kiến đầu tư 200 tỷ đồng vào dự án trồng và chăm sóc 9.000 ha cao su tại tỉnh Rattanakiri, Campuchia và 300 tỷ đồng cho dự án trồng và chăm sóc 25.000 ha cao su và cọ dầu tại tỉnh Attyapeu, Lào.

Ở lĩnh vực mía đường, Hoàng Anh Gia Lai đầu tư nhà máy sản xuất phân vi sinh và trồng thêm 4.500ha mía. Theo tính toán, mía đường sẽ mang lại 638 tỷ đồng doanh thu năm 2013. Năm 2012, doanh thu từ mía đường rất thấp, do công ty chưa khai thác.

Khai khoáng

Ở lĩnh vực chế biến quặng sắt, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến trong 2013 sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 260.000 tấn. Công ty của bầu Đức đặt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 500.000 tấn quạng tinh tại các mỏ ở Gia Lai, Kontum, Thanh Hóa và Lào.

Với khoáng sản, trước đây, khi cơ chế “xin - cho” trong khai thác còn nặng nề tại Việt Nam, bầu Đức đã sang Lào để nắm bắt cơ hội từ thị trường này (và cả Campuchia). Mỏ tại Lào đưa vào khai thác và chế biến trong quý 4/2012.

Thủy điện

 
Ngày 29/12/2009, Hoàng Anh Gia Lai đã khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Bá Thước 1 và 2.

Nằm trong kế hoạch của phát triển năng lượng của HAGL, các dự án Bá Thước 2 (80MW) và Đắk Srông 3B (19,5MW) đi vào hoạt động trong quý 1/2012. Hai dự án khác là Bá Thước 1 (60MW) và Nậm Kông 2 (66MW) sẽ được xây dựng với tiến độ linh hoạt để phù hợp với diễn biến thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.

Hai tổ máy còn lại tại Nhà máy điện Bá Thước đi vào hoạt động trong tháng 3 và 4 năm 2013, như vậy sẽ có 4 tổ máy hoạt động cùng lúc. Với thủy điện thì Hoàng Anh Gia Lai vẫn trong giai đoạn đầu tư tại Lào, Tây Nguyên, Thanh Hóa với 17 dự án.

Bóng đá

Đầu tư cho đội bóng trở thành một trong những lĩnh vực khiến cho tên tuổi của bầu Đức và HAGL “nổi lên như cồn”. Bầu Đức nổi tiếng là người đam mê bóng đá. Từ năm 2001, ông bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá. Năm 2002, ông trở nên nổi tiếng vì đưa được chân sút số một Kiatisak Senamuang về đội bóng của mình.

Nhờ đó đội bóng câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai từ chỗ hạng nhất trở thành đội bóng đá 2 lần vô địch V-League và là một trong những đội dẫn đầu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Chỉ vài ba năm sau, thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước.

Năm 2007, ông thành lập học viện bóng đá mang tên Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG để tuyển sinh và đào tạo cầu thủ trẻ theo mô hình của học viện cầu thủ trẻ Arsenal. Đầu năm 2008 ông còn định mua 20% cổ phần của câu lạc bộ Arsenal.

 

Năm 2011, ông cùng với các doanh nhân làm bóng đá khác là Võ Quốc Thắng, Nguyễn Đức Kiên đã vạch ý tưởng và thành lập công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2013, Chủ tịch tập đoàn HAGL cho biết: “Tập đoàn HAGL xúc tiến với Arsenal thành lập học viện không phải vì lợi nhuận khi chuyển nhượng cầu thủ mà chúng tôi quyết tâm đào tạo những cầu thủ giỏi cho bóng đá Việt Nam.

Tôi là người đặc biệt mê bóng đá. Vì thế lúc dấn thân vào môn thể thao vua này, tôi luôn trăn trở một điều là làm thế nào để Việt Nam có một đội tuyển bóng đá mạnh vươn ra châu lục, chứ không phải cứ thua Thái Lan hay Malaysia, Singapore ở khu vực Đông Nam Á”

Ngoài việc đầu tư cho đội bóng trong nước, bầu Đức còn không ngại ngần lấn sân sang thể thao tại. Bước đi đầu tiên của ông là giúp đỡ nước này trong việc xây dựng Làng vận động viên chuẩn bị cho việc đăng cai SEA Games 2009 tại Vientiane với số tiền 19.000 USD. Sau đó, bầu Đức tài trợ cho hai đội bóng đá nam, nữ của Lào tập huấn tại Gia Lai, trả lương cho huấn luyện viên Riedl dẫn dắt U23 Lào thi đấu tại SEA Game 25.

Mô hình Hoàng Anh Gia Lai thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn bởi Bầu Đức luôn bày tỏ quan điểm kinh doanh dài hạn trong phần lớn các dự án của ông và chứng minh là người biết dự đoán đúng thời khắc đầu tư.

Theo Tri Thức Trẻ

Theo Tri Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm