Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những kỳ World Cup đắt đỏ nhất trong lịch sử

Qatar là nước chủ nhà tiêu tốn nhiều chi phí nhất để tổ chức ngày hội bóng đá hàng đầu hành tinh.

World Cup anh 1

Giải đấu trên đất Qatar vào năm nay trở thành kỳ World Cup đắt đỏ nhất trong lịch sử. Nước chủ nhà chi 220 tỷ USD cho công tác tổ chức (dữ liệu từ Deloitte). Con số này thậm chí chưa bao gồm các chi phí khác có thể phát sinh sau khi giải đấu kết thúc.

World Cup anh 2

Con số 220 tỷ USD thậm chí vượt GDP dự kiến năm 2022 của Qatar (180 tỷ USD). Chi phí chủ yếu được tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, đường sá, tàu điện ngầm, sân bay mới và nhiều hạng mục khác. Chính phủ Qatar chi 36 tỷ USD cho hệ thống tàu điện ngầm không người lái kết nối 8 sân vận động.

World Cup anh 3

Khoảng 6,5 tỷ USD được chính phủ Qatar chi để xây dựng 8 sân vận động cho giải đấu. Trong đó nổi tiếng có Al Janoub, sân vận động được xây dựng mới hoàn toàn để phục vụ cho World Cup 2022. Al Janoub có thiết kế độc đáo mang hình dáng cánh buồm no gió gợi nhớ truyền thống đi biển lặn tìm ngọc trai của người bản địa.

World Cup anh 4

Ngoài ra, các chi phí khác như hoạt động truyền thông, thuê cựu danh thủ hay HLV nổi tiếng trên thế giới quảng bá cũng tiêu tốn hàng tỷ USD của nước chủ nhà. David Beckham được cho là đã nhận hàng trăm triệu USD để quảng bá World Cup 2022 cho Qatar.

World Cup anh 5

Giải đấu năm 2014 tại Brazil là kỳ World Cup tốn kém thứ hai trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 15 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 8 năm trước. Chính phủ Brazil sau đó bị chỉ trích nặng nề vì chi số tiền lớn cho World Cup 2014.

World Cup anh 6

World Cup 2018 tại Nga là giải đấu tốn kém thứ ba trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 11 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 4 năm trước. Để chuẩn bị cho giải đấu, chính phủ Nga và các nhà đầu tư chi số tiền lớn để xây dựng các sân vận động mới, cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông và tổ chức những sự kiện quảng bá.

World Cup anh 7

Hai thập niên trước, Hàn Quốc và Nhật Bản chi tổng cộng 7 tỷ USD để cùng đăng cai World Cup 2002. Đây là con số lớn với hai quốc gia châu Á, song, nó cũng đóng vai trò quan trọng giúp phát triển bóng đá ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

World Cup anh 8

Nước chủ nhà Đức chỉ tiêu tốn 4,3 tỷ USD cho việc đăng cai World Cup 2006. Giải đấu năm đó được xem là kỳ World Cup thành công với nước chủ nhà về mặt danh tiếng lẫn kinh tế. Theo thống kê của Postbank, nước Đức thu về khoảng 3,5 tỷ USD doanh thu nhờ World Cup 2006.

World Cup anh 9

World Cup năm 2010 tại Nam Phi có chi phí ước tính khoảng 3,6 tỷ USD. Nước chủ nhà tiêu tốn chi phí chủ yếu cho việc xây sân vận động và cơ sở vật chất. Riêng sân Cape Town tiêu tốn hơn 500 triệu USD ngân sách.

Những cuốn sách hay về thể thao

Tủ sách thể thao mang tới những câu chuyện thể thao quá khứ và hiện tại, những bí mật hậu trường, những giải đấu, ký ức của những cựu danh thủ, HLV, các huyền thoại như Sir Alex Ferguson, Steven Gerrard, Park Hang-seo, Lê Công Vinh...

Những pha solo ấn tượng trong lịch sử World Cup Diego Maradona (Argentina), Roberto Baggio (Italy), Saeed Al-Owairan (Saudi Arabia) và nhiều danh thủ khác đã để lại dấu ấn trong lịch sử World Cup bằng những pha độc diễn ghi bàn.

Đội hình dự World Cup gây tranh cãi của tuyển Iran

HLV Carlos Queiroz được cho là đã chống lại sức ép từ nhiều phía để gọi tiền đạo Sardar Azmoun lên tuyển Iran dự World Cup 2022.

Sao Milan tái hiện pha ăn mừng của Ronaldo

Rafael Leao có màn chạy đà hoàn hảo trước World Cup 2022 khi tỏa sáng trong chiến thắng 2-1 của AC Milan trước Fiorentina ở vòng 15 Serie A rạng sáng 14/11 (giờ Hà Nội).

Hồng An

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm