Những khoảnh khắc tại giải dù lượn Việt Nam mở rộng
Chủ nhật, 26/11/2017 13:47 (GMT+7)
13:47 26/11/2017
Giải dù lượn Việt Nam mở rộng gặp nhiều trở ngại khi do gió quá lớn, ban tổ chức quyết định không mạo hiểm cho các VĐV thi đấu. Một số người phải chuyển sang ngày hôm sau.
Giải dù lượn Việt Nam mở rộng 2017 diễn ra trong 2 ngày, từ 25 - 26/11 tại điểm bay Đồi Bù (Chương Mỹ, Hà Nội). Đây là giải đấu quốc tế chính thức, tạo cơ sở để tiến tới xây dựng hệ thống các giải thi đấu dù lượn hàng năm trong nước và trở thành giải chính thức trong hệ thống thi đấu dù lượn của các nước Đông Nam Á.
Điểm bay Đồi Bù cách trung tâm Hà Nội gần 40 km. Đây là dãy núi đẹp với sườn thoải có độ dài khoảng 1,5 km. Vào mùa gió Đông Bắc Đồi Bù là điểm bay lý tưởng với điều kiện thời tiết và địa hình thích hợp để bay cao, bay lâu, bay xa cũng như tổ chức thi đấu. Đoạn đường từ điểm hạ cánh đến cất cánh dài 6 km, chỉ có những chiếc xe hai cầu bán tải mới có thể đi được.
Có 6 đoàn Việt Nam (đến từ các CLB dù lượn trên toàn quốc) và một từ Hàn Quốc, với tổng cộng 66 phi công tham gia thi đấu.
Giải dù Việt Nam mở rộng bắt đầu từ năm 2012 tại huyện Lạc Sơn, Hòa Bình. Sau ba năm gián đoạn, năm nay giải tiếp tục được tổ chức với quy mô lớn hơn.
Nội dung này đòi hỏi các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng cm, tính từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi từ mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 500 cm.
Các vận động viên chuẩn bị, kiểm tra dây dù, các thiết bị an toàn trước khi cất cánh.
Các trọng tài theo sát vận động viên để đảm bảo an toàn, đồng thời liên tục kiểm tra sức gió rồi mới cho phép cất cánh. Vận động viên có tổng số điểm thấp nhất sẽ là người được vị trí cao nhất. Ngoài việc thực hiện hạ cánh chính xác tại bãi, vận động viên dự thi phải thực hiện ít nhất 1 vòng và tối đa là 7 vòng.
Tuy nhiên, không nhiều vận động viên có thể hạ cánh chính xác vào đích vòng tròn.
Huấn luyện viên Lee Jong Mok đến từ Hàn Quốc cho biết đây là năm thứ 3 anh đến Việt Nam để tham gia giao lưu bay dù lượn. "Bộ môn dù lượn ở Việt Nam đang rất phát triển. Ở đây có nhiều người trẻ tham gia một cách nhiệt huyết. Tuy nhiên trình độ của các bạn mới chỉ bằng những người Hàn Quốc những năm 1980. Tôi mong sắp tới Việt Nam sẽ có sự đầu tư đúng mức để phát triển hơn", anh nói thêm.
Thông thường các vận động viên bay từ 10 đến 15 phút đầu đỉnh núi xuống vị trí hạ cánh.
Sau khi hạ cánh, các vận động viên phải ngay lập tức thu dù để nhường chỗ tiếp đất và khoảng không cho những vận động viên còn lại.
Tại điểm cất cánh, gió thổi khá mạnh nên đến trưa thi đấu cũng không gặp thuận lợi.
Sức gió khá mạnh theo hướng Đông Bắc, kèm theo thời tiết lạnh dưới 14 độ C là nguyên nhân khiến những ai có mặt ở điểm cất cánh cũng cảm nhận rõ. Chiếc vải dù dùng để đo tốc độ gió luôn trong tình trạng bay phấp phới.
Các vận động viên đến từ Đà Nẵng, TP. HCM rất muốn thi đấu. Tuy nhiên có những người phải đứng chờ ở điểm cất cánh hàng chục phút mới có thể tiến hành.
Một số người khác khi vào cuộc gặp do gió to, hướng bay không được như ý muốn. Ban tổ chức quyết định hoãn bay dù từ 11h trưa 25/11, chờ đến chiều, nếu gió nhẹ sẽ tổ chức bay tiếp.
Tuy nhiên đến 17h cùng ngày, ban tổ chức quyết định dừng lại, vì gió to thổi liên tục.
Nhiều người cố gắng ăn uống để có thêm sức lực chống chọi với giá lạnh.
Nhiều người khá thất vọng khi phải cuốn dù ra về. Hết ngày 25/11, có gần 20 vận động viên đã cất cánh. Hơn 40 người còn lại chưa được tham gia thi đấu sẽ bay vào ngày 26/11.
Trong ngày cưới, cả cô dâu chú rể và khoảng 100 phi công cùng bay, chú rể bay xuống trước cầm hoa. Khi cô dâu hạ cánh, chú rể tiến tới tặng hoa và họ trao nhau nụ hôn nồng cháy.
Các vận động viên dù lượn trong nước và quốc tế thả mình từ độ cao khoảng 600 m trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), chiêm ngưỡng vẻ đẹp một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh.