Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những khó khăn Công Phượng phải đối mặt khi sang Nhật Bản

Tiền đạo xứ Nghệ từng tập huấn ở Anh, Pháp, Bỉ... Tuy nhiên, chuyến đi đến Nhật Bản là một thử thách hoàn toàn khác khi Công Phượng chỉ có một mình.

Chỉ cần CLB Mito Hollyhock trụ hạng thành công ở J.League 2, Công Phượng sẽ chính thức chuyển sang thi đấu tại Nhật Bản từ mùa giải 2016. Dù xa nhà để theo học bóng đá từ nhỏ, tiền đạo xứ Nghệ vẫn sẽ gặp không ít khó khăn nơi đất khách.

Tưởng tượng vào một ngày năm 2016, Công Phượng đặt chân tới đất nước hoa anh đào chuẩn bị cho mùa giải mới. Sau 4-5 tiếng trên máy bay và khoảng 2 giờ di chuyển bằng ôtô từ thủ đô Tokyo (Nhật Bản) về Mito (cách 130 km), Công Phượng được câu lạc bộ chủ quản đón tiếp nồng nhiệt. 

Hành trình dài khiến Phượng đói và mệt mỏi, nhưng anh không được ăn những món quen thuộc thường ngày như ở Việt Nam. Thành phần CLB Mito Hollyhock gồm 25 cầu thủ Nhật Bản, 2 Hàn Quốc và 1 cầu thủ Triều Tiên, nên bếp ăn sẽ phục vụ các món theo khẩu vị của những nước này. Công Phượng phải cố thích nghi ngay từ bữa ăn đầu tiên trên đất khách.

Công Vinh mời Công Phượng, Phi Sơn đi ăn tối

Hai tuyển thủ xứ Nghệ ở đội Bình Dương tổ chức bữa tiệc nhỏ mừng cú đúp vô địch V.League và Cup Quốc gia, cùng lứa đàn em đồng hương tại một nhà hàng Nhật Bản.

Những khó khăn, thử thách không hề nhỏ đang chờ đợi Công Phượng ở Nhật Bản. Ảnh: Anh Tuấn.

Thử thách tiếp theo đối với Công Phượng khi ở Nhật là bất đồng ngôn ngữ. Vì Nhật Bản là đất nước ít sử dụng tiếng Anh, tiền đạo xứ Nghệ sẽ phải tìm cách vượt qua rào cản này để hòa nhập với đồng đội, đặc biệt là trong các buổi tập chiến thuật. 

Bên cạnh thời gian thi đấu, rèn luyện căng thẳng, buổi tối hàng ngày sẽ là lúc tự do để Công Phượng đi tham quan đường phố nơi đất khách. Không giống ở Việt Nam, người dân đất nước mặt trời mọc chủ yếu sử dụng phương tiện sạch là đi bộ và đạp xe, kết hợp với dịch vụ công cộng (tàu điện, xe bus...). Đàn anh Công Vinh từng chia sẻ với Công Phượng rằng, anh phải mua chiếc xe đạp để trải nghiệm cuộc sống Nhật Bản hồi khoác áo CLB Consadole Sapporo. 

Ở Nhật Bản, Công Vinh 'đi làm' bằng xe đạp

Lê Công Vinh lần đầu tiên đi xe đạp tới sân tập của CLB Sapporo. Chiếc xe được mua với giá khoảng 10.000 yên và Công Vinh vô cùng thích thú với món quà đặc biệt này

Dù không thừa nhận trước truyền thông, Công Phượng từng úp mở về chuyện tình cảm của anh với cô bạn gái ca sĩ. Chuyến đi Nhật Bản kéo dài 1 năm sẽ là thử thách khó khăn với chàng cầu thủ trẻ. 

Công Phượng đã trưởng thành, anh là cầu thủ thứ hai tại Việt Nam được một CLB Nhật Bản để nghị chuyển nhượng. Cựu đội trưởng U19 Việt Nam sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh để vượt qua thử thách và khẳng định mình tại đất nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á. 

Công Phượng sang Nhật Bản chốt hợp đồng vào 30/10

Tiền đạo xứ Nghệ cùng đại diện HAGL sẽ tới CLB Mito Hollyhock để đàm phán những điều khoản cuối cùng, trước khi ký vào bản hợp đồng chính thức.

Hà Giang

Bạn có thể quan tâm