Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những kẻ đánh bom khét tiếng bị bắt như thế nào?

Để tìm ra nghi phạm trong vụ Boston là anh em nhà Tsarnaev, FBI mất 3 ngày. Trong lịch sử, có những vụ phải mất đến hàng thập kỷ mới tìm ra thủ phạm khủng bố gây chấn động.

Những kẻ đánh bom khét tiếng bị bắt như thế nào?

Để tìm ra nghi phạm trong vụ Boston là anh em nhà Tsarnaev, FBI mất 3 ngày. Trong lịch sử, có những vụ phải mất đến hàng thập kỷ mới tìm ra thủ phạm khủng bố gây chấn động.

Hiện trường vụ đánh bom tại Boston chiều ngày 15/4.

Quá trình tìm kiếm nghi phạm vụ đánh bom Boston khiến 3 người chết và khoảng 200 người bị thương đã kết thúc vào cuối tuần trước. Sau 3 ngày, FBI công bố hình ảnh của nghi phạm là hai anh em ruột đến từ Chechnya, Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev.

Đêm ngày 18/4, rạng sáng ngày 19/4 xảy ra vụ đấu súng giữa anh em nghi phạm Tsarnaev, anh chết, em trốn thoát. Đến hơn 8h tối ngày 19/4, tên Dzhokhar bị bắt tại Watertown, ngoại ô của Boston.

Thành tích trên là chiến công của sự hợp tác giữa nhiều lực lượng, trong đó có FBI, cảnh sát liên bang, cảnh sát Boston và người dân, những người đã cung cấp những hình ảnh, clip mà họ ghi lại được trong vụ đánh bom xảy ra ngày 15/4.

Khi nói về chuyện săn tìm những kẻ khủng bố, không có công thức chung nào để có thể bắt được thủ phạm. Trong một số trường hợp, nghi phạm bị bắt ngay. Tuy nhiên, cũng có khi phải mất đến cả một, thậm chí 10 năm. Dưới đây là một số quá trình truy bắt thủ phạm gây ra các vụ đánh bom đẫm máu trên thế giới.

Mohammad Salameh, đánh bom Trung tâm thương mại thế giới (Mỹ) năm 1993

Thời gian từ lúc bắt đầu phạm tội đến khi bị bắt: 8 ngày.

Những kẻ tấn công Hồi giáo đã đánh bom vào Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, khiến 6 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Sau vụ đánh bom, các nhà điều tra tìm thấy các mảnh vụn xe bị vỡ và chúng đúng là những mảnh vụn biết nói. Trong đó có mảnh vụn có thông số về chiếc xe tải hiệu Ford 1990, F-350 Econoline của công ty Ryder (công ty cho thuê xe) ở New Jersey bị mất liên lạc trước hôm xảy ra sự cố.

Cảnh sát cho rằng, chính quả bom đã phát nổ bên trong chiếc xe này. Trong khi cảnh sát thẩm vấn quản lý công ty Ryder, một người tự nhận là Mohammad Salameh đã gọi điện đến Ryder hẹn gặp để nhận lại số tiền đặt cọc 400 USD khi thuê xe. Lập tức, kế hoạch tóm gọn kẻ tình nghi này được vạch ra rất cẩn thận.

Ngày 3/3/1993, bức thư nhận trách nhiệm đánh bom Trung tâm thương mại thế giới của người tự xưng Allah được gửi tới New York Times. Ngày hôm sau, cảnh sát đã bắt giữ Sahameh ngay tại điểm hẹn. Sau khi bắt được tên Salameh, các nhà điều tra đã tìm ra nhiều nhân vật khác có liên quan đến vụ đánh bom trên.

Pairic MacFhloinn và Denis Kinsella, đánh bom Warrington năm 1993

Thời gian bắt thủ phạm: 2 giờ đồng hồ.

Sau nửa đêm ngày 26/2/1993, 2 nhân viên trong quân đội Cộng hòa Ireland MacFhloinn và Kinsella cùng với ít nhất một người đàn ông khác đã kích nổ bom tại một tòa nhà ở Warrington, nước Anh.

Vụ nổ tạo ra một quả cầu lửa lớn. Sau đó, các thủ phạm chạy trốn. Các nhân viên cảnh sát ngay lập tức đuổi theo chúng. Gần 2 tiếng đồng hồ sau vụ nổ, cảnh sát đã bắt được MacFhloinn và Kinsella. Ít nhất một người khác đã trốn thoát.

Ted Kaczynski, các vụ đánh bom từ năm 1978 đến 1996

Thời gian từ lần đầu phạm tội đến khi bị bắt: 18 năm

Bắt đầu từ năm 1978, Theodore Kaczynski, người từng tốt nghiệp Đại học Harvard, trong vòng 17 năm đã gửi 16 bom thư tới các cá nhân, tổ chức trong nước Mỹ. Hắn đã giết 3 người và khiến hàng chục người bị thương. Vì chuyên gửi bom thư đến các trường đại học và sân bay, hắn được gọi với cái tên Unabomber.

FBI tìm ra một vài nghi phạm nhưng không thể phá án. Năm 1995, kẻ đánh bom này đã liên hệ với vài tờ báo để được đăng một bài viết 35.000 từ và cuối cùng bài báo được đăng tải trên Washington Post.

Sau đó, David Kaczynski, em trai của kẻ đánh bom, khai với FBI rằng, anh ta tin rằng anh trai mình là tác giả của bài viết trên Washington Post và chỉ ra điểm giống nhau giữa bài viết đó với bài mà anh trai mình từng viết.

Kaczynski bị bắt tại Montana tháng 4/1996.

Eric Rudolph, đánh bom Atlanta Olympics, 1996

Thời gian tóm được thủ phạm: 7 năm

Rudolph khét tiếng vì là kẻ gây ra vụ đánh bom tại Olympic Atlanta năm 1996, tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, các nhà điều tra không phá được án.

Mãi sau này, khi hắn bị kết án vì đánh bom các trung tâm phụ sản ở Atlanta, Birmingham và một quán bar ở Atlanta trong năm 1997–1998, hắn mới nhận đã đánh bom tại Olympic Atlanta.

Vụ đánh bom Birmingham năm 1998 là đầu mối thông tin quan trọng để các nhà điều tra phá án. Một nhân chứng có tên là Jermaine Hughes nhìn thấy một người đàn ông chạy trốn từ hiện trường vụ đánh bom. Thấy vậy, Hughes, sinh viên đang học tại một trường đại học gần đó, lái xe đuổi theo Rudolph khi hắn đang chạy trên đường phố. Tuy ngay lúc đó, Hughes không truy bắt thành công kẻ đánh bom nhưng anh đã cung cấp một số thông tin cho cảnh sát, trùng khớp với lời khai của một nhân chứng khác. Đến năm 2003, tên Rudolph bị bắt.

Timothy McVeigh, đánh bom Oklahoma, 1995

Thời gian bắt được thủ phạm: 90 phút

Năm 1995, một vụ đánh bom lớn đã xảy ra tại bãi đỗ xe của tòa nhà cảnh sát liên bang tọa lạc tại thành phố Oklahoma, khiến 168 người thiệt mạng. Sau đó, cảnh sát đã phát hiện một người đàn ông lái ô tô không có biển số.

Tài xế lái xe không biển số đó là Timothy McVeigh đang giữ súng ngắn trong người và bị cảnh sát bắt. Cảnh sát sau đó đã đưa tên McVeigh giam tại một nhà tù địa phuong, sau đó nhân viên cảnh sát quay trở lại nơi xảy ra vụ đánh bom để tìm chiếc xe màu nâu có liên quan đến vụ khủng bố. Những điều tra sau đó cho thấy tên Timothy chính là kẻ gây ra vụ nổ bom trên và hắn đã bị bắt giữ trước khi vụ điều tra đánh bom Oklahoma được sáng tỏ.

đỗ quyên

Theo Infonet

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm