Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình phạt ghê sợ với bé gái sơ sinh ở Ấn Độ

Trong vòng 20 năm qua, khoảng 10 triệu bé gái Ấn Độ không được sống vì mẹ nạo hút trước khi chào đời hoặc chôn sống khi vừa ra khỏi bụng mẹ.

Những hình phạt ghê sợ với bé gái sơ sinh ở Ấn Độ

Trong vòng 20 năm qua, khoảng 10 triệu bé gái Ấn Độ không được sống vì mẹ nạo hút trước khi chào đời hoặc chôn sống khi vừa ra khỏi bụng mẹ.

Bé gái sơ sinh bị chôn sống trong khu rừng Mandleshwar, bên ngoài thành phố Indore thuộc bang Madhya Pradesh của Ấn Độ hôm 29/6 không qua khỏi vì thương tích nặng trên người.

Bỏ thai...

Cô Nilima cùng chồng hồi hộp nhìn chăm chăm vào màn hình siêu âm. Nilima đang mang thai ở tuần thứ 20 và đến một trung tâm y tế nhỏ ở Jaipur, thủ phủ bang Jajasthan siêu âm lần đầu tiên.

Chồng cô dán mắt vào màn hình khi bác sĩ kiểm tra tim thai, sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, chỉ có một điều mà Jajesh (một thương gia) quan tâm hơn mọi thứ, đó là giới tính của thai nhi.

Khi siêu âm xong, bác sĩ dẫn Rajesh và Nilima vào phòng làm việc của ông và thông báo cho họ biết đứa con sắp chào đời là bé gái. Sự thất vọng hiện lên trên 2 khuôn mặt, cả vợ và chồng. Nilima lúc đó thực sự lo lắng vì biết điều gì sẽ xảy ra với cô và đứa bé trong bụng. Rajesh sau đó kéo nhẹ bác sĩ tới góc phòng. Thấy 2 người nói chuyện nhỏ to với nhau, Nilima biết họ đang nói về điều gì: phá thai. Cô không muốn phá thai nhưng cũng biết rằng, chồng và nhà chồng sẽ buộc cô làm vậy.

Nhà chồng ai cũng muốn cô sinh con trai. Nếu cô phản đối thì sẽ bị hành hạ cho đến khi đồng ý. Và nếu có chút may mắn giữ lại được con thì cơ hội sống cũng rất mong manh, con cô có thể bị giết chết.

Nilima không phải là trường hợp duy nhất. Hàng nghìn thai phụ ở Ấn Độ bị phía nhà chồng ép đi siêu âm và buộc phải bỏ thai như vậy.

... hoặc chôn sống

Ngày 29/6 tại rừng Mandleshwar, bên ngoài thành phố Indore thuộc bang Madhya Pradesh của Ấn Độ, một bé gái sơ sinh bị chôn sống. Ngay sau khi phát hiện ra em bé, người dân địa phương đã đưa bé đến bệnh viện nhưng không qua khỏi vì những thương tích trên người.

Cảnh sát cho rằng chính người thân đã chôn và để bé chết vì mang phận nữ nhi.

Bộ trưởng Bộ trẻ em và phụ nữ Ấn Độ Renuka Chowdhury chia sẻ tại hội thảo ở Đại học Delhi rằng, trong 20 năm qua, 10 triệu bé gái Ấn Độ đã không được hưởng quyền sống. Ông Chowdhury lập luận: “Vậy ai đã giết các bé gái? Chính là bố mẹ, đấng sinh thành ra và cũng là người đoạt mạng các bé”.

Bộ trưởng còn cho biết, tại một số bang, các bé gái mới chào đời bị nhét cát hoặc thuốc lá vào lỗ mũi hoặc vào mồm. Nói về các trường hợp tại bang Rajasthan, ông Chowdhury kể lại: “Khi bé gái vừa khóc tiếng khóc chào đời, bé bị nhét cát vào miệng và lỗ mũi để sặc cho đến chết”.

Theo một cuộc điều tra năm 2001, tỷ lệ giới tính ở Ấn Độ là 933 gái, 1000 trai. Trong khi đó tại bang Punjab, bé gái thấp hơn bé trai nhiều, 798 bé gái và 1.000 bé trai.

Sự chênh lệch giới tính của trẻ sơ sinh bắt đầu tăng cao kể từ khi có việc siêu âm xác định giới tính. Dù các dịch vụ nạo phá thai là bất hợp pháp nhưng vẫn mọc lên nhan nhản.

Có rất nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho những hành động tàn bạo trên. Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ, phụ nữ vẫn thường bị coi là gánh nặng kinh tế gia đình và đàn ông mới là người trụ cột trong gia đình.

Tại đất nước này, cô dâu về nhà chồng sẽ có trách nhiệm chăm lo cho nhà chồng. Vì vậy, các cặp bố mẹ muốn đẻ con trai để chăm lo họ lúc về già. Đó là chưa kể đến của hồi môn mà nhà gái phải cho con khi gả chồng. Sự “thiệt đơn thiệt kép” của các gia đình có con gái khiến các cặp vợ chồng muốn có con trai hơn. Chính vì thế mà nhiều gia đình bất chấp chuyện phá thai, thậm chí là sát hại con gái sau khi các bé chào đời.

đỗ quyên

Theo Infonet

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm