Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình ảnh ấn tượng về làng quê Romania

Là một trong những quốc gia nghèo nhất Liên minh châu Âu, Romania là nơi những ngôi làng heo hút và không có điện, nước máy vẫn tồn tại.

Từ năm 1965 đến năm 1989, Romania trải qua một quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ có tên "hệ thống hóa". Với mục tiêu tăng gấp đôi các thành phố ở Romania vào năm 1990, chương trình "hệ thống hóa" cũng bao gồm việc tái định cư khu vực nông thôn và phá bỏ lối sống cũ.  Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại và tạo ra những ngôi nhà chung cư bê tông cũ nát và các nhà máy bỏ hoang ngày nay. Kể từ năm 2011, nhiếp ảnh gia Hungaria Tamas Dezso đến Romania để chụp lại những nhà máy đổ nát, các ngôi làng tiêu điều và cuộc sống nghèo khổ của người dân. Ảnh trên: Một nhà máy muối lớn gần thị trấn Ocna Mures. Nhà máy này ngừng hoạt động năm 1978.
Một đường hầm ở đập Vidraru trên sông Argeş, Khi hoàn thành năm 1966, Vidraru là đập lớn thứ 9 thế giới. 1,7 triệu mét khối đất đá được di chuyển trong quá trình xây đập và điều này khiến khí hậu trong khu vực thay đổi.
Chăn cừu vốn là một nghề phổ biến của nền nông nghiệp truyền thống Romania. Mặc dù bị ảnh hưởng lớn trong quá trình công nghiệp hóa, chăn cừu hiện vẫn là nghề chính của những nông dân nước này.
Năm 1978, nhà lãnh đạo Nicolae Ceauşescu quyết định khai thác một trong những mỏ đồng lớn nhất châu Âu  Roşia Poieni. Chính quyền Romania lúc đó yêu cầu người dân ở các ngôi làng trong khu vực di cư để phục vụ công việc khai thác. Ngày nay, khu vực quanh mỏ Roşia Poieni là những thị trấn chìm trong nước.
Victor Praţa và người vợ Ana là 2 cư dân cuối cùng ở ngôi làng Geamana. Victor từng làm việc ở mỏ đồng, nơi tạo ra chất thải độc hại và làm ô nhiễm ngôi làng.
Một người đàn ông nhặt phế liệu để kiếm sống. Đây là một nghề phổ biến của người nghèo Romania. Việc thu thập phế liệu là bất hợp pháp, nguy hiểm và không tạo ra nhiều lợi nhuận. 1 kg phế liệu có giá khoảng 6.000 VND, trong khi 1 kg bánh mỳ ở Romania có giá khoảng 31.000 VND.
Làng Moisei là một trong những ngôi làng lâu đời nhất ở Romania. Nó được thành lập từ năm 1213. Nơi đây từng là hiện trường của một vụ thảm sát, khi quân đội Hungaria giết hại 39 người Romania và 3 người Do thái.
Gần 100% rác thải ở Romania được đưa đến các bãi rác nằm ở khu vực ngoại ô, trong khi tỷ lệ này ở Liên minh châu Âu là 38%.
Đóng cửa năm 2000, Moldova Nouă là mỏ đồng lớn thứ 2 ở Romania. Trong thời Liên Xô từ 1944 đến 1958, các nguồn tài nguyên của Romania do các công ty liên doanh Liên Xô - Romania khai thác. 
Bức tượng Vua Dacian Decebalus (một anh hùng của Romania) là bức tượng đá lớn nhất châu Âu. Nó được xây dựng từ năm 1994 đến 2004. 
Một chiếc ghế cũ trong căn nhà ở ngôi làng Ursici, vùng Translyvania. Ngôi làng này không có điện, nước máy và tất cả đồ vật đều do người dân tự sản xuất.
Anastasia là một trong 35 người dân ở ngôi làng Livada. Hầu hết thanh niên ở đây đều đã rời làng để kiếm việc ở nơi khác.
Trong ngày đầu năm mới ở Romania, trẻ em thường mặc áo lông thú và nhảy múa để xua đổi ma quỷ.
Những thứ còn lại của nhà máy sản xuất thép Hunedoara. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Romania đầu thập kỷ 90 khiến nhà máy gặp khó khăn và phải ngừng hoạt động.

Bình An

Bạn có thể quan tâm