Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những giải đấu từng cấm rượu, bia như World Cup 2022

Luật cấm cổ động viên bóng đá sử dụng đồ uống có cồn trong sân vận động thực chất đã tồn tại lâu năm tại một số giải đấu lớn, như Premier League hay FA Cup.

World Cup 2022 anh 1

Ngày 18/11, chỉ 2 ngày trước khi giải bóng đá lớn nhất hành tinh khởi tranh, Qatar bất ngờ đưa ra quyết định cấm bán đồ uống có cồn tại các sân vận động tổ chức World Cup, theo New York Times. Ban đầu, giới chức Qatar dự định cho phép bán bia tại sân vận động 3 giờ trước trận đấu và 1 giờ sau trận đấu. Cổ động viên không được phép mang bia lên khán đài. Ảnh: EFE.

World Cup 2022 anh 2

Lệnh cấm đột ngột này gây ra nhiều tranh cãi bởi FIFA dường như bất lực trước sức ép từ nước chủ nhà Qatar. Trong khi đó, tại World Cup 2014, FIFA từng gây sức ép buộc Brazil đổi luật và cho phép bán bia trong các sân vận động - điều đã bị cấm tại quốc gia Nam Mỹ kể từ 2003 để ngăn tình trạng bạo lực.

World Cup 2022 anh 3

Luật cấm đồ uống có cồn trong khuôn viên sân vận động thực chất từng tồn tại ở các giải đấu bóng đá lớn khác. Năm 2015, khi chủ trì giải Copa América, Chile không những cấm cổ động viên sử dụng bia rượu, mà còn đem theo trống, pháo hoa, pháo sáng và biểu ngữ. Ảnh: Nathalia Angarita/Reuters.

World Cup 2022 anh 4

Những quy định này nằm trong Kế hoạch Sân vận động An toàn của chính phủ Chile, nhằm hạn chế thành phần gây rối và giữ an ninh xuyên suốt giải đấu. Trong khi trống với kích thước lớn có thể chắn các lối thoát hiểm, những vật dụng khác có thể cản trở tầm nhìn, hoặc tạo điều kiện buôn lậu hàng cấm. Ảnh: AFP.

World Cup 2022 anh 5

Từ năm 1985, nước Anh ban hành Đạo luật về Sự kiện thể thao nhằm kiểm soát việc tiêu thụ đồ uống có cồn trong thời gian diễn ra trận đấu, cũng như việc dùng pháo hoa, pháo sáng ở sân vận động. Sự xuất hiện của đạo luật này nhằm kiểm soát hành vi bạo lực từng phổ biến ở bóng đá Anh trong thập niên 80 thế kỷ trước, theo The Guardian. Ảnh: Bradley Collyer/PA.

World Cup 2022 anh 6

Theo đó, cổ động viên tại tất cả giải bóng đá nổi tiếng ở xứ sở sương mù, như Premier League hay FA Cup, chỉ được uống bia trước trận đấu hoặc khi nghỉ giữa hiệp. Những người hâm mộ say xỉn cũng không được phép vào sân vận động. Ảnh: Bristol Sports Bar & Pizzeria.

World Cup 2022 anh 7

Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Bộ Thể thao Anh Tracey Crouch từng đề xuất dỡ bỏ đạo luật này, cho rằng lệnh cấm đã lỗi thời, theo The Times. Dù nhận được sự đồng tình từ một số bên như CLB Leyton Orient và Hiệp hội Cổ động viên Bóng đá Anh, đề xuất này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia Anh.

World Cup 2022 anh 8

Đạo luật của Anh phần nào ảnh hưởng đến quy định sử dụng đồ uống có cồn của các giải đấu khác. Năm 2018, Liên đoàn bóng đá châu Âu đã dỡ lệnh cấm, tức cổ động viên của Champions LeagueUEFA Euro có thể thưởng thức bia trên khán đài trong khi theo dõi các trận đấu.

World Cup 2022 anh 9

Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ có cồn còn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và địa phương. Điều này đồng nghĩa rằng tại những trận đấu của Liên đoàn bóng đá châu Âu được tổ chức tại Anh, khán giả vẫn sẽ không được uống rượu bia, theo ESPN. Ảnh: Andrew Boyers/Reuters.

Qatar cấm đồ uống có cồn tại sân vận động, fan sẽ mua bia rượu ở đâu

Nước chủ nhà World Cup 2022 bất ngờ áp đặt lệnh cấm bán đồ uống có cồn tại 8 sân vận động diễn ra các trận đấu. Điều này khiến người hâm mộ hụt hẫng vì phải tạm bỏ sở thích này.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm