Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những du khách xin tiền để đi du lịch

Tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, không khó bắt gặp hình ảnh những vị khách ngoại quốc ngồi xin tiền người dân địa phương để tài trợ cho chuyến đi của mình.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 1

Những du khách thường dựa vào lòng thương cảm của người dân địa phương để xin tiền cho chuyến đi của mình được gọi là "begpacker". Đây là từ ghép giữa động từ beg (xin xỏ, ăn xin) và danh từ backpacker (khách du lịch bụi), theo Từ điển Macmillan. Một số người chọn mang theo tấm bảng viết lời cầu cứu bằng ngôn ngữ địa phương để xin tiền. Số khác lại kiếm tiền bằng cách hát rong hoặc bán những món đồ nhỏ. Ảnh: Reddit.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 2

Họ thường chọn điểm đến là các điểm đến châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Hong Kong (Trung Quốc)... Một nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hong Kong lý giải Hong Kong nói riêng và các điểm đến châu Á nói chung trở thành điểm đến chính của những du khách ăn xin bởi vị trí địa lý đắc địa, chính sách thị thực đơn giản và độ hào phóng của người dân địa phương. Ảnh: Solo Traveller.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 3

Emre, nam du khách đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, bày bán những chiếc vòng tay handmade trên vỉa hè gần Đại học Hongik (Seoul, Hàn Quốc) để xin tài trợ cho chuyến đi của mình. "Khách hàng có thể tự quyết định giá tiền họ muốn trả cho một chiếc vòng. Tôi bắt đầu đi du lịch với 3.000 USD và đã đi qua 5 quốc gia trong 7 tháng qua, trong đó có Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", begpacker này chia sẻ. Emre cho biết thêm phản ứng của những người qua đường cũng rất đa dạng. Ảnh: Kim Ji-A.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 4

Tương tự, một nam du khách khác ở Thái Lan chọn cách bán những bức ảnh mình tự chụp trong các chuyến đi trước. Người này cũng không đưa ra một mức giá cụ thể mà để khách hàng của mình tự quyết định. Ngoài tấm bảng viết bằng ngôn ngữ địa phương, begpacker còn có một tấm bảng quảng cáo bằng tiếng Anh nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài. Ảnh: @cyapila.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 5

Việc những begpacker trở lại khi các điểm đến mở cửa du lịch đang trở thành một vấn nạn lớn ở châu Á. Một người dùng Twitter đã gọi những du khách này là "những kẻ ăn xin không biết xấu hổ". "Họ đã quay trở lại. Thậm chí họ còn đang kiếm tiền ở một trong những khu vực nghèo nhất của thành phố. Đây là những kẻ ăn xin chuyên nghiệp và không biết xấu hổ", người này viết. Ảnh: Raphael Rashid.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 6

Một begpacker đã đi du lịch hơn 10 năm khắp châu Âu, Nam Á và Trung Đông bằng việc biểu diễn đường phố, lại không cho rằng mình là người ăn xin. Người này nói với ABC News rằng bất kỳ hình thức kiếm tiền nào đòi hỏi phải lao động thì đó không phải là ăn xin, ví dụ như biểu diễn nghệ thuật đường phố. Ảnh: ABC News.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 7

Đơn giản hơn, nhiều du khách ăn xin lợi dụng trào lưu Free Hugs (ôm miễn phí) để trang trải cho chuyến đi của mình. Họ chỉ cần đến một nơi công cộng, đặt một tấm biển đề cụm từ "Free Hugs" và xin tiền. Người dân địa phương có thể trả tiền tùy ý cho mỗi cái ôm. Ảnh: The Times.

du lich an xin,  xin tien du lich,  trao luu begpacker anh 8

Mới đây, tại phường Dương Đông, TP Phú Quốc, Kiên Giang cũng xuất hiện 3 người đàn ông ngoại quốc cầm bảng xin tiền. Trên tấm bìa carton có ghi nội dung bằng tiếng Việt: “Xin chào, chúng tôi đến từ Nga. Chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. Cảm ơn”. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đã thành lập đoàn công tác đến Phú Quốc để tìm hiểu vụ việc này. Ảnh: Phạm Sỹ.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Thành phố ở Ukraine là di sản thế giới gặp nguy hiểm

Thành phố Odessa, nằm dọc theo bờ biển phía nam của Ukraine, được UNESCO thêm vào danh sách "Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm".

Đà Nẵng lọt top bãi biển hàng đầu thế giới

Theo NZ Herald News, bãi biển Đà Nẵng là địa điểm lý tưởng để tắm nắng trong kỳ nghỉ mát vào mùa hè.

Lễ rước lửa cầu cầu may mắn của người dân Hà Nội

Làng An Định (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức hội vào mùng 7-11 tháng Giêng hàng năm. Ngày cuối hội làng, vàng mã được hóa và người dân lấy lửa đó đem về nhà gọi là "lấy đỏ" năm mới.

Vân Vân

Bạn có thể quan tâm