Số lượng voi trên toàn cầu đã giảm đến 97% trong thế kỷ qua vì nạn săn bắn lấy ngà trái phép và tình trạng khủng bố.
Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã chỉ ra rằng hoạt động buôn bán ngà voi trên toàn Thế giới gây ra cái chết cho hơn 35.000 con voi mỗi năm ở Châu Phi.
Hiệp hội này đã tịch thu và tiêu hủy hơn 1 tấn ngà voi tại quảng trường Times Square, New York hồi năm 2015. Tuy nhiên hoạt động trái phép này vẫn âm thầm diễn ra. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ ngà voi trái phép lớn nhất.
Năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump thậm chí còn làm cho tình hình tồi tệ hơn bằng việc rút lại lệnh cấm săn bắt voi và cấp phép cho việc nhập khẩu voi vào Hoa Kỳ.
Vừa qua, tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) đã công bố một đoạn video một người đàn ông ở California bắn hạ một con voi con.
Con vật đáng thương đã tò mò đi vào khu vực công viên Quốc gia Kruger ở Nam Phi. Đều đáng nói đây là khu vực không được phép săn bắn.
Chưa dừng lại ở đó, mới đây một công ty vận chuyển có trụ sở tại Mỹ United Parcel Service đã công bố sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển các bộ phận cơ thể voi đến Mỹ dùng cho việc trang trí tường nhà.
Bất chấp sự mất mát lớn với loài voi, các thị trường ngà voi bất hợp pháp như Việt Nam, Myanmar, Lào vẫn thường xuyên “rót hàng” vào Trung Quốc. Và với tình hình dịch bệnh khiến nhiều người phải thất nghiệp như hiện nay, nguồn cung ngà voi được dự kiến sẽ còn tăng mạnh.
Ngà voi bất hợp pháp được dùng để chế tạo thành nhiều mòn hàng khác nhau tại Trung Quốc. Ảnh: CNN |
Việc tái buôn bán ngà voi trái phép sẽ gây ra nguy cơ tuyệt chủng của loài này trong vòng chưa đầy 20 năm nữa – đó thực sự là một cuộc chiến.
Các tổ chức công nghệ “ra tay” mang đến hi vọng cho loài voi
Nhiều tổ chức như Save The Elephant, The World Wildlife Fund, Vulcan’s Park Ranger và PETA đang nỗ lực để nâng cao nhận thức của thế giới và tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án bảo tồn loài voi.
Trong đó, Smart Parks là một trong những cái tên nổi bật.
Smart Parks là nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hà Lan, do Tim Van Dam và Laurens de Groot đứng đầu. Tổ chức này đã khởi động sáng kiến mang tên OpenCollar, nhằm cung cấp một kho dữ liệu cho những người nghiên cứu động vật.
OpenCollar chia sẻ miễn phí thiết kế, hỗ trợ và cung cấp thiết bị cũng như phần mềm theo dõi cho các dự án bảo tồn động vật hoang dã. Bất kỳ ai cũng có thể chế tạo ra vòng cổ theo dõi, dữ liệu và chia sẻ nó đến mọi người.
Bằng cách đó, Smart Parks tạo ra một cộng đồng trực tuyến giữa các chuyên gia bảo tồn, nhà nghiên cứu và nhà phát triển. Đồng thời giúp phát triển các hệ thống theo dõi trên nhiều loài động vật khác nhau.
Các chuyên gia của Smartparks đang thảo luận trong một nỗ lực "giải cứu" loài voi. Ảnh: Smartparks |
Tham gia vào việc gây quỹ còn có Hackster, một cộng đồng phát triền khổng lồ với hơn 1,5 triệu thành viên và 24.000 dự án.
Ngoài ra còn có sự đồng hành từ nhiều nhóm công nghệ khác nhau như ElephantEdge cung cấp phần mềm theo dõi voi tự động hóa cao cấp.
Đây là phần mềm có thể tự học và cập nhật tự động bằng mô hình trí thông minh nhân tạo (AI) phát triển bởi Edge Impulse và bảng điều khiển từ xa của Avnet.
Đây sẽ là loại vòng cổ có tuổi thọ cao, phạm vi hoạt động nhất và chính xác nhất hiện nay.
Phần mềm và thiết bị do ElephantEdge sản xuất sẽ được công khai trên website. Cho phép bất kỳ ai đều có thể truy cập miễn phí và đóng góp ý tưởng của mình để tạo ra giải pháp mới.
Dự kiến đến cuối năm 2020, mười loại vòng cổ thế hệ mới sẽ được sản xuất cho Smart Parks và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới để triển khai thí điểm tại một số công viên ở Châu Phi.
Các kiểm lâm đang đeo vòng cổ theo dõi cho một con voi đang mang thai tại Nigeria. Ảnh: Mongabay |
Theo Tim van Dam, người đồng sáng lập Smart Parks: “Voi là những thợ làm vườn trong tự nhiên vì chúng thường di chuyển và tạo ra không gian cho các loài khác phát triển".
"Dự án ElephantEdge thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới để tạo ra những công nghệ tốt nhất cho sự tồn tại của những 'anh bạn khổng lồ' hiền lành này. Chúng đang bị đe dọa mỗi ngày bởi sự tàn phá môi trường sống và nạn săn bắn trộm. Các công nghệ cảm biến tốt hơn sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi của loài và bảo vệ chúng tốt hơn”, Tim nói.