Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đồ vật làm từ gỗ quý có giá bạc tỷ năm 2014

Chế tác kỳ công và tinh xảo từ gỗ quý hiếm, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma, bộ ván ngựa, sập gụ, salon... được trả giá từ vài trăm triệu cho đến cả tỷ đồng trong năm 2014.

1.	Khúc gỗ sưa rỗng ruột, có đường kính hơn 1m, dài hơn 2m, ước nặng trên 2 tấn được một người dân phát hiện tại suối Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vào ngày 23/2. Sau khi được trục vớt lên khỏi mặt nước, làm sạch,  gốc sưa khủng thuộc họ sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) và định  giá đến khoảng <abbr class=17 tỷ đồng. " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uobunia/2014_12_25/1_ZING.JPG" />

1. Thuộc họ gỗ sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain), một khúc gỗ sưa rỗng ruột có đường kính hơn 1 m, dài hơn 2 m, nặng trên 2 tấn được phát hiện tại suối Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vào ngày 23/2. Khúc gỗ sưa này được định giá lên đến gần 17 tỷ đồng. Ảnh: Văn Được.

2.	Sau nhiều  tháng hoàn thiện xong các quá trình liên quan, đầu giờ chiều ngày 20/10, gốc sưa khủng đã được đưa vào Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình để trưng bày.

Sau nhiều tháng hoàn thiện xong các quá trình làm sạch và thủ tục kiểm định, đầu giờ chiều ngày 20/10, gốc sưa "khủng" nói trên tưởng rằng được đem đi đấu giá nhưng lại được đưa vào Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình để trưng bày. Ảnh: Văn Được.

Xem thêm: Gốc sưa khổng lồ trị giá 17 tỷ được đưa vào bảo tàng

3.	Được làm bằng gỗ gõ bông lau với chiều ngang 2,15m, dài 4m, bề dày của ván 24cm, nặng tới 2,2 tấn, bộ ván ngựa độc đáo này ở miền Tây được trả giá đến hơn <abbr class=3 tỷ đồng mà chủ nhân vẫn không bán. " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uobunia/2014_12_25/3_ZING.JPG" />
2. Một bộ ván ngựa làm bằng gỗ gõ bông lau với chiều ngang 2,15 m, dài 4 m, bề dày ván 24 cm, nặng tới 2,2 tấn được cho là độc đáo nhất ở miền Tây được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn chưa đồng ý bán. Ảnh: Ngọc Trinh.
4.	Anh Nguyễn Thanh Hải (Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang), chủ nhân bộ ván ngựa cho biết, để săn được “vật quý” này anh phải mất 3 năm. Anh mua được tại vùng biên giới giáp Lào và Việt Nam. Theo những người kinh doanh đồ gỗ, bộ ván ngựa này là loại gỗ quý hiếm luôn được giới “sành gỗ” thế giới săn lùng. Giá trị  lớn nhất nằm ở tuổi thọ cây. Cây phải có tuổi thọ trên 500 năm mới có thể cho ra bộ ngựa khổng lồ này. Ngoài ra, người ta còn tin những bộ ván gỗ này sẽ mang lại may mắn.

Anh Nguyễn Thanh Hải (Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang), chủ nhân bộ ván ngựa cho biết, để săn được “vật quý” này anh phải mất 3 năm. Theo những người kinh doanh đồ gỗ, bộ ván ngựa này là loại gỗ quý hiếm luôn được giới sành gỗ thế giới săn lùng. Giá trị lớn nhất nằm ở tuổi thọ cây. Cây phải có tuổi thọ trên 500 năm mới có thể cho ra bộ ngựa khổng lồ này. Ngoài ra, người ta còn tin những bộ ván gỗ này sẽ mang lại may mắn. Ảnh: Ngọc Trinh.

 Xem thêm: Bộ ván ngựa giá 3 tỷ đồng độc nhất miền Tây

5.	Cũng được trả giá lên đến 1,5 tỷ nhưng không bán, chiếc sập cổ bằng gỗ trắc được ông Thưởng, một chủ buôn đồ cũ tại Đông Anh, Hà Nội mua từ một gia đình người nước ngoài đang sinh sống ở Hà Nội với giá chỉ 310 triệu đồng.
3. Cũng được trả giá lên đến 1,5 tỷ nhưng không bán, chiếc sập cổ bằng gỗ trắc được ông Thưởng, một chủ buôn đồ cũ tại Đông Anh, Hà Nội mua từ một gia đình người nước ngoài đang sinh sống ở Hà Nội với giá chỉ 310 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Lan.
6.	Chiếc sập được làm hoàn toàn bằng gỗ trắc, có chiều dài 2,4m; rộng 2m và cao chừng 80 phân. 4 mặt chiếc sập trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo. Rất nhiều người trả giá chiếc sập đến <abbr class=1,5 tỷ đồng nhưng ông Thưởng cho biết, có thể sẽ giữ lại để làm kỷ niệm với nghề thu gom đồ cũ của mình. " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uobunia/2014_12_25/6_ZING.jpg" />

Chiếc sập được làm bằng gỗ trắc, có chiều dài 2,4 m; rộng 2 m và cao chừng 80 cm. 4 mặt được trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo. Rất nhiều người trả giá chiếc sập đến 1,5 tỷ đồng, nhưng ông Thưởng cho biết có thể sẽ giữ lại để làm kỷ niệm vì nó gắn với nghề thu gom đồ cũ của mình. Ảnh: Ngọc Lan.

Xem thêm: Chiếc sập gỗ trắc giá 1,5 tỷ đồng tại kho đồ cũ ở Hà Nội

7.	Tại Hội chợ Làng nghề truyền thống ở Hà Nội hồi giữa năm, chiếc sập làm hoàn toàn từ gỗ mun nguyên khối, có chiều dài 3,1 m, rộng 1,7 m, dầy 19 cm được chào bán với giá lên đến 650 triệu đồng, khiến nhiều khách hàng quan tâm.
4. Trong Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 diễn ra tại phố Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng nu gỗ nghiến cao 2,56 m, rộng 1,54 m được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ nu gỗ nghiến lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Bức tượng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng và người tham quan. Ảnh: Ngọc Lan.
8.	Theo giới thiệu của chủ hàng, chiếc sập gỗ này được làm từ gỗ mun nguyên khối, có tuổi đời hơn 1.000 năm được tìm mua tại  Phan Thiết - Bình Thuận nên đặc biệt quý hiếm. 4 mặt chiếc sập được khắc hoa văn 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, tượng trưng bởi cây thông, trúc, cúc, mai, hay còn được gọi tên là tác phẩm 4 mùa.

Anh Nguyễn Xuân Hòa (Hà Nội), người lên ý tưởng và đồng chế tác cho biết, bức tượng được chế tác bằng nu gỗ nghiến khai thác từ núi rừng Na Hang (Tuyên Quang). Để hoàn thiện được bức tượng này, anh Hòa và hơn 10 thợ đục phải vất vả ngày đêm trong hơn 1 năm trời. Theo anh Hòa, tổng chi phí mua cây, vận chuyển và chế tác hoàn thiện bức tượng lên đến gần 700 triệu đồng. Hiện đã có nhiều khách hàng trả giá cao hơn nhiều chi phí bỏ ra nhưng anh không có ý định bán.Nguyện vọng của anh là bức tượng sẽ được đặt ở những nơi trang trọng, linh thiêng và được nhiều người chiêm ngưỡng. Ảnh: Ngọc Lan.

Xem thêm: Chi 700 triệu tạc tượng Bồ Đề Đạt Ma lớn nhất Việt Nam

9.	Trong Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 diễn ra tại khu Hội chợ triển lãm Giao dịch Kinh tế và Thương mại (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng nu gỗ nghiến cao 2,56 m, rộng 1,54 m được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ nu gỗ nghiến lớn nhất Việt Nam, đến thời điểm hiện tại thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng và người tham quan.
5. Tại Hội chợ Làng nghề truyền thống ở Hà Nội hồi giữa năm, chiếc sập làm từ gỗ mun nguyên khối, có chiều dài 3,1 m, rộng 1,7 m, dầy 19 cm được chào bán với giá lên đến 650 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Lan.
10.	Anh Nguyễn Xuân Hòa (Hà Nội), người lên ý tưởng đồng chế tác cho biết, bức tượng được chế tác bằng nu gỗ nghiến khai thác từ núi rừng Na Hang (Tuyên Quang). Để hoàn thiện được bức tượng này, anh Hòa và hơn 10 thợ đục phải vất vả ngày đêm trong hơn 1 năm trời. Theo anh Hòa tiết lộ, tổng chi phí mua cây, vận chuyển và chế tác hoàn thiện bức tượng lên đến gần 700 triệu đồng. Hiện đã có nhiều khách hàng trả giá cao hơn nhiều chi phí bỏ ra nhưng anh không có ý định bán. Anh có nguyện vọng bức tượng sẽ được đặt ở những nơi trang trọng, linh thiêng và được nhiều người chiêm ngưỡng.

Theo giới thiệu của chủ hàng, chiếc sập gỗ này được làm từ gỗ mun nguyên khối, có tuổi đời hơn 1.000 năm, được tìm mua tại Phan Thiết - Bình Thuận nên đặc biệt quý hiếm. 4 mặt chiếc sập khắc hoa văn 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, tượng trưng bởi cây thông, trúc, cúc, mai, hay còn được gọi tên là tác phẩm 4 mùa. Ảnh: Ngọc Lan.

 Xem thêm: Sập gỗ mun dài 3 m giá hơn nửa tỷ đồng

11.	Tại một hội chợ nội thất tại trung tâm triển lãm Tân Bình (TP.HCM), bộ salon gồm 4 ghế đơn cao 1,7m nặng hơn 300kg, 1 băng ghế dài cao 1,7 nặng hơn 1 tấn, 1 bàn trà lớn, 2 bàn trà nhỏ, 2 ghế đôn được làm từ gỗ mun hoa chào bán với giá tiền tỷ.
6. Tại một hội chợ nội thất ở trung tâm triển lãm Tân Bình (TP.HCM), bộ salon gồm 4 ghế đơn cao 1,7 m nặng hơn 300 kg; 1 băng ghế dài cao 1,7 m nặng hơn 1 tấn; 1 bàn trà lớn; 2 bàn trà nhỏ; 2 ghế đôn làm từ gỗ mun hoa cũng được chào bán với giá tiền 1 tỷ đồng. Ảnh: Zen Nguyễn.
12.	Ông Nguyễn Văn Vạn, trưởng phòng kinh doanh của công ty Thanh Dũng, đơn vị gia công bộ salon, cho biết:

Ông Nguyễn Văn Vạn, Trưởng phòng kinh doanh của đơn vị gia công bộ salon, cho biết: "Giá 1 tỷ cho bộ salon này so với thị trường là không đắt. Vì 1 khối gỗ mun hiện có giá 120 triệu, và đơn vị đã phải tốn đến 6 khối gỗ này để sản xuất. Toàn bộ quá trình điêu khắc đều thực hiện thủ công". Phải mất hơn 3 tháng các nghệ nhân mới hoàn thành phần điêu khắc cho bộ salon này. Ảnh: Zen Nguyễn.

Xem thêm: Bộ salon gỗ mun nặng 3 tấn giá tỷ đồng ở Sài Gòn

13.	Sở hữu hàng trăm kiệt tác gốc trầm tự chế trong nhà, anh Lê Văn Thọ (SN 1958) trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa tấm tắc. Đặc biệt, một gốc trầm gọi là “cây gia bảo”, được coi là “lộc” của gia đình anh khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: Infonet.
7. Báo Infonet đưa tin, gia đình anh Lê Văn Thọ (SN 1958) trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch sở hữu hàng trăm kiệt tác gốc trầm tự chế trong nhà, khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa tấm tắc. Đặc biệt, một gốc trầm gọi là “cây gia bảo”, được coi là “lộc” của gia đình anh. Ảnh: Infonet.
“Cây gia bảo” có hình thức đẹp, cao lớn, nhiều vệt đen, tia dầu uốn lượn, có hình như hàng trăm chiếc đồng hồ cát sắp hình thẳng đứng. Anh Thọ chia sẻ, nhiều tay buôn, nhất là thương lái Trung Quốc đã ra giá nửa tỷ đồng nhưng anh vẫn chưa bán. Ảnh: Infonet.
"Cây gia bảo” có hình đẹp, cao lớn, nhiều vệt đen, tia dầu uốn lượn, nhiều hình như hàng trăm chiếc đồng hồ cát sắp hình thẳng đứng. Anh Thọ chia sẻ, nhiều tay buôn, nhất là thương lái Trung Quốc đã ra giá nửa tỷ đồng nhưng anh vẫn chưa bán. Ảnh: Infonet.

Nuôi kiến tạo trầm hương, thu lợi hàng chục tỷ đồng

Mỗi năm, thu nhập từ trầm hương của ông Trương Thanh Khoan (Phú Sơn, Tân Phú, Đồng Nai) lên tới hàng chục tỷ đồng. Bí kíp của ông là nuôi hàng vạn con kiến để lấy tinh chất.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm