Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều thú vị quanh chuyện trồng cây của người Singapore

Người Singapore tham gia ngày trồng cây truyền thống vào tháng 11 hàng năm, đưa cây cho trẻ em và hướng dẫn cách trồng. Cây còn là món quà cưới cho các gia đình trẻ ở đảo quốc.

Ông Lý Quang Diệu trồng cây năm 1963. Ảnh: Straitstimes

Sau khi trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959, ông Lý Quang Diệu phát động chiến dịch phủ xanh quốc đảo. Ngày 2/11 hàng năm được chọn là ngày trồng cây trên khắp đất nước. Dù đã ở tuổi 90, sức yếu, nhưng cựu thủ tướng vẫn tham gia hoạt động truyền thống lần thứ 51 cùng nhiều người dân Singapore hôm 2/11/2014.

Cây cuối cùng cựu thủ tướng Lý Quang Diệu trồng là gỗ tếch biển, loài thực vật đang ngày càng trở nên hiếm hoi ở Singapore. Theo trang web về Động Thực vật hoang dã của Singapore, gỗ tếch biển chỉ còn sống trên các bãi cát nằm cao hơn mực nước biển hay các vách đá tự nhiên của vùng Sentosa.

Cây đầu tiên ông Lý Quang Diệu trồng là loài Thành ngạnh đẹp, tên khoa học Cratoxylum formosum (tiếng Anh là Mempat). Đây là loài thực vật nhiệt đới hiếm, ra hoa màu hồng trong thời điểm giao giữa mùa mưa và mùa khô. Thân cây có thể cao tới 20 m. Nó được trồng trong tháng 6/1963 tại Farrer Circus.

Dấu ấn cây xanh

Thủ tướng Lý Hiển Long trồng cây trong ngày truyền thống. Ảnh: Straitstimes

Ông Lý Quang Diệu quan niệm cây xanh có thể giúp Singapore tạo ra dấu ấn khác biệt của một nước thuộc thế giới thứ ba. Ông muốn xây dựng hình ảnh một đất nước Singapore xanh và sạch trong mắt thế giới. Kế hoạch của ông đã gặt hái được những thành công vang dội khi Singapore ngày nay được mệnh danh là "thành phố trong công viên", với rất nhiều cây mọc lên giữa đô thị.

Tuy nhiên, ngày trồng cây không phải sự lựa chọn ngẫu nhiên mà ra đời theo sự toan tính của nhà chức trách Singapore. Nó diễn ra vào ngày 2/11, giai đoạn đầu mùa mưa, giúp tận dụng tối đa lượng nước từ thiên nhiên, giảm lượng nước sạch dùng để tưới cây. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên vốn rất nghèo nàn của đảo quốc sư tử.

Các quan chức chính phủ và nghị sĩ quốc hội Singapore đều tham gia hoạt động trồng cây trong ngày 2/11. Hoạt động diễn ra ở mọi thị trấn cùng sự tham gia của các nghị sĩ quốc hội. Những khách mời người nước cũng ngoài trồng cây ở các công viên. Các gia đình đưa cây cho trẻ em để làm quà tặng. Cây cũng trở thành món quà cưới.

Trẻ em Singapore được tự mình trồng cây. Ảnh: Straitstimes

Năm 2007, chương trình "trồng một cây xanh" được Hội đồng Môi rường Singapore và Quỹ Vườn thành phố phát động. Các cá nhân có thể trồng một hoặc nhiều cây tại các khu bảo tồn thiên nhiên vào một ngày được chỉ định, chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng hay các ngày đặc biệt như Ngày Môi trường Thế giới hay Ngày Trái đất.

Các gia đình thường đưa con nhỏ tới tham gia các sự kiện trồng cây nhằm dậy chúng về vai trò của cây cối đối với đời sống con người. Trong khi đó, các công trình cao tầng ở Singapore cũng được thiết kế khéo léo nhằm gia tăng diện tích trồng cây, nhằm cải thiện tối đa điều kiện sống của con người.

Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu

Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu tin rằng hình ảnh Singapore sẽ không lẫn vào các nước Thế giới thứ 3 chỉ bằng biện pháp đơn giản: trồng nhiều cây cối để phủ xanh đảo quốc.

Những công trình xanh bề thế ở Singapore

Đất nước Singapore nhỏ bé đang sở hữu những công trình xanh bề thế bậc nhất thế giới, một phần của kế hoạch tạo ra đô thị mọc giữa công viên khổng lồ.

Chiến dịch biến Singapore thành công viên khổng lồ

Các bậc thầy về kiến trúc đang từng bước xây dựng Singapore trở thành công viên, nơi cây mọc lên từ chính những tòa nhà cao tầng và khoảnh đất xung quanh.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm