Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều kiêng kỵ đầu năm mới theo quan niệm xưa

Người Việt xưa đặt ra nhiều điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới để tránh xui xẻo, không may suốt cả năm.

Người Việt xưa quan niệm rằng những ngày đầu năm mới, nếu gặp điều may mắn thì suốt năm đó làm gì cũng thuận lợi. Ngược lại, nếu đầu năm gặp xui xẻo thì suốt năm sẽ gặp điều không may, bất lợi, làm gì cũng khó thành.

Vì vậy, ông cha ta đã đề ra các điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới – Tết Nguyên đán để căn dặn con cháu không được phạm phải, tránh xui xẻo cả năm.

Trong những ngày năm cùng tháng tận như ngày 29, 30 tháng Chạp, nếu có mượn ai tiền bạc hay đồ vật gì phải trang trải, trả trước Tết. Nếu không, sang năm mới, người ta cần đến đòi thì sẽ xui xẻo cả năm.

Như vậy, đầu năm mới, kiêng vay mượn hay đi đòi nợ.

Những ngày Tết ăn nói phải giữ gìn, không được nói tục, nói bậy hay điều xui xẻo để tránh sự không may. Những ngày này, mọi người nên nói từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, lời chúc may mắn không chỉ cho bản thân mà mọi người xung quanh.

Ngoài ra, cần giữ gìn không cau có, giận dữ, gắt gỏng, la lối, cãi nhau, không sẽ gây sự bất hòa liên miên. Mọi người nên cố giữ hòa khí, người lớn tránh quát mắng, trẻ con tránh khóc lóc để giữ hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

Khi chưa làm lễ động thổ, kiêng đào đất, giã chày cối, sợ cả năm làm ăn không thuận lợi.

kieng ky dau nam anh 1
Ông cha ta đặt ra nhiều điều kiêng kỵ đầu năm mới. Tuy nhiên, có những điều không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đồ họa: Bá Bình. 

Người xưa còn quan niệm đầu năm không nên quét nhà. Nếu quét phải vun vào một xó, đợi sau khi động thổ mới đượt đổ rác.

Tục này bắt nguồn từ “Sưu thần ký” chép truyện người lái buôn tên Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần cho một người hầu tên Như Nguyện. Âu Minh đem người hầu về nhà vài năm thì trở nên giàu có.

Một hôm, nhằm ngày mùng 1 Tết, Âu Minh đánh Như Nguyện, người này chui vào đống rác biến mất. Từ đó, người lái buôn kia lại nghèo như xưa.

Từ truyện này, dân ta bắt chước người tàu không đổ rác ngày Tết.

Bên cạnh đó, đầu năm mới, người xưa kiêng mặc đồ chàm, xám, đen hay trắng vì là điềm tang chế. Kiêng đánh vỡ chén bát hay các vật dụng trong gia đình.

Người có tang phải giữ đạo hiếu không đi lễ, chúc Tết. Kiêng mặc đồ sô gai đến nhà người khác.

Không chỉ vậy, người xưa còn dạy rằng trong 3 ngày Tết, dù có đi đâu thì đến chiều tối cũng phải về, tránh “có đi mà không có về” khiến gia đạo xui xẻo cả năm. 

Những điều cần biết khi cúng giao thừa

Tại nhiều nơi, các gia đình bày mâm lễ vật trên ghế đẩu hoặc thùng gỗ luộm thuộm, không thể hiện được sự tôn nghiêm của nghi lễ với các vị thần khi cúng giao thừa.

Những việc cần làm trước Tết

Để chuẩn bị cho Tết cổ truyền, người dân phải chuẩn bị trước từ vài ngày đến nửa tháng. Từ dọn nhà cửa, mua sắm đến thực hiện các tục lệ, nghi lễ đều được chuẩn bị cẩn thận.




Hoàng Như

Bạn có thể quan tâm