Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2016

Thị trường BĐS năm 2016 ngoài những điểm sáng của sự phục hồi vẫn tồn tại nhiều góc tối được xem là "tàn dư" của thời khủng hoảng.

Khá nhiều dự đoán lạc quan vào thị trường bất động sản (BĐS) năm 2017, trong đó có cuộc đua nhà giá rẻ của các doanh nghiệp lớn.

 Hành trình cuối cùng của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/11, gói tín dụng này đã giải ngân tổng cộng 29.239 tỷ đồng, dư nợ là 24.166 tỷ đồng, dự kiến đến 31/12 (thời điểm kết thúc chương trình) sẽ giải ngân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.

10 diem nahans BDS nam 2016 anh 1
Gói tín dụng 30.000 tỷ dù nhiều trắc trở cũng đã về đích an toàn. Ảnh: Minh Tú

Góp phần không nhỏ vào việc taọ thanh khoản, giải quyết hàng tồn kho cho thị trường, gói 30.000 tỷ đồng cũng mở ra cơ hội sở hữu nhà cho rất nhiều người có thu nhập trung bình. Đã có trên 50.000 cá nhân, hộ gia đình cải thiện về chỗ ở.

 Ngân hàng siết nợ dự án, cư dân biến thành con tin

Giữa năm 2016, hàng trăm hộ dân tại chung cư The Harmona "chết đứng" vì dự án bị siết nợ. Trong khi dân đã mua nhà được 3 năm và đang chờ nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

Cụ thể, ngày 24/5, Ngân hàng BIDV chi nhánh bắc Sài Gòn phát thông báo về việc thu hồi tài sản là dự án The Harmona. Theo văn bản của đơn vị này, Công ty Cổ phần Vật tư Xuất nhập khẩu Tân Bình đã cầm cố quyền sử dụng đất và tài sản trên đất vào ngày 29/11/2011 cho ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của Công ty Cổ phần Thanh Niên.

Tới thời điểm đó, khoản nợ vay của công ty này đã quá hạn nhưng vẫn chưa trả. BIDV sẽ thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm là dự án The Harmona.

10 diem nahans BDS nam 2016 anh 2
Cư dândự án The Harmona biến thành con tin trong vụ ngân hàng siết dự án. Ảnh: Việt Dũng

Mọi việc tạm thời được giải quyết khi chính quyền vào cuộc và chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên đây cũng là hồi chuông báo động về lỗ hổng quản lý tín dụng của chủ đầu tư cũng như ngân hàng. Người dân mua nhà được khuyến cáo cẩn thận hơn về pháp lý dự án, tránh biến mình thành con tin của chủ đầu tư hay ngân hàng.

 Công bố danh sách dự án cầm cố ngân hàng

Hồi chuông từ vụ The Harmona đã lan tỏa đến người dân cũng như cơ quan chức năng. Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM ngay sau đó đã công bố danh sách đầu tiên với 77 dự án cầm cố ngân hàng và “bán nhà trên giấy”.

Đây là lần đầu tiên Sở Tài Nguyên - Môi trường TP.HCM công bố rộng rãi tình trạng sức khỏe các dự án BĐS trên địa bàn.

Căn hộ dành cho người trẻ được ưu ái

Thị trường năm 2016 chứng kiến các doanh nghiệp  “xoay trục” phát triển về các dự án căn hộ có mức giá 1 tỷ - 1,5 tỷ/căn. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp vì thế cũng thay đổi, hướng đến việc trao cơ hội sở hữu nhà cho người trẻ.

10 diem nahans BDS nam 2016 anh 3
Các dự án giá rẻ dành cho người trẻ đô thị xuất hiện ngày một nhiều. Ảnh: Tiến Tuấn

Theo số liệu được công bố tại một hội thảo gần đây, mỗi năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu về nhà ở, trong đó tập trung độ tuổi 25 tới 35. Đối tượng này chiếm 50% nhu cầu thị trường căn hộ và có dự định mua nhà 1-2 năm nữa.

Đây là con số tiềm năng để các doanh nghiệp địa ốc không thể bỏ qua phân khúc nhà trung bình. Ngay cả những doanh nghiệp chuyên phát triển dòng sản phẩm cao cấp cũng thêm vào các dự án bình dân để hỗ trợ bán hàng.

 Vingroup bán nhà giá 700 triệu đồng

Thị trường BĐS cuối năm bị tác động khi Vingroup tuyên bố phát triển nhà ở đại chúng. Tập đoàn này cho biết sẽ tung ra thị trường 300.000 căn hộ có giá từ 700 triệu đồng với thương hiệu Vincity trên 7 tỉnh thành lớn trên cả nước.

Theo các chuyên gia, việc ông lớn này nhảy vào phân khúc giá rẻ là tín hiệu tốt để cân bằng nguồn cung căn hộ trên thị trường. Điều này cũng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp khác nhìn lại chiến lược cạnh tranh khách hàng được lợi.

Rầm rộ mua bán, chuyển nhượng dự án lớn

Hoạt động M&A trong năm 2016 được xem là rất sôi nổi, khi không ít các tổ hợp BĐS lớn ở Việt Nam đã đổi chủ. Nổi bật là thương vụ tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower được AON mua lại với giá 382,5 triệu USD; Tổ hợp khách sạn được Tổng thống Obama lưu trú tại TP.HCM cũng được Mapletree (Singapore) mua với giá 385 triệu USD.

Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific (Singapore) thực hiện thành công thương vụ đầu tư vào khách sạn Sofitel Plaza Hanoi và đổi tên thành Pan Pacific Hà Nội, hay khách sạn Duxton cũng về tay Vạn Thịnh Phát. Novaland mua hơn 80% cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (C21); mua lại Khu đô thị quốc tế Đa Phước (Đà Nẵng) của Deawon Catavil (Hàn Quốc)...

Mùi hôi từ bãi rác Đa Phước làm khổ BĐS khu Nam Sài Gòn

Vào giữa năm, thị trường BĐS khu Nam TP.HCM dường như "tê liệt" khi bị mùi hôi tấn công. Đây là sự cố môi trường hi hữu tác động vào thị trường BĐS TP.HCM.

Các chủ đầu tư có dự án trong khu vực này đều gặp khó khăn khi mở bán dù đây được xem là khu vực đáng sống ở TP.HCM.

10 diem nahans BDS nam 2016 anh 4
BĐS khu Nam TP.HCM tê liệt vì mùi hôi từ bãi rác Đa Phước. Ảnh: Tiến Tuấn

Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng thông tin về sự cố môi trường tác động không nhỏ đến thị trường của khu vực. Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư tại đây cũng chia sẻ tình hình giao dịch đang tệ đi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của khu Nam Sài Gòn.

Sự bất an về chất lượng chung cư tăng cao

Năm qua, số vụ cháy cũng như bê bối về chất lượng chung cư có dấu hiệu gia tăng. Theo số liệu Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, qua kiểm tra tổng số 1.075 công trình nhà cao tầng trên địa bàn có 38 công trình không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Ở TP.HCM, theo tổng hợp của Hiệp hội BĐS, có đến 316 chung cư trên toàn thành phố chưa được nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra tình trạng dự án chưa xây xong đã đưa dân vào ở vẫn còn diễn ra. Nổi bật nhất là sai phạm của các dự án như Bảy Hiền Tower, nhà ở xã hội 6B của Quốc Cường Gia Lai, HQC Plaza…

Vốn FDI vào BĐS không như kỳ vọng

Mặc dù chưa có số liệu chính thưc nhưng dự báo của nhiều chuyên gia, nguồn vốn FDI rót vào BĐS có xu hướng giảm. Cụ thể, nguồn vốn FDI đầu tư vào BĐS năm nay chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD, giảm 44% so với cùng kỳ 2015.

Đây là tín hiệu không mấy sáng sủa mặc dù thị trường đang có những sự phục hồi đáng kể.

Nhà giá rẻ: Ngòi nổ từ Vingroup và Mường Thanh

Tuyên bố tham gia thị trường bình dân của ông lớn ngành bất động sản như Vingroup khiến phân khúc này có thêm động lực cạnh tranh.

 






Bình Nguyên

Bạn có thể quan tâm