Những điểm lạ trong chính sách thuế mới của Mỹ
Người ta tìm thấy rất nhiều ưu đãi thuế không cần thiết vẫn được duy trì trong đạo luật được thông qua đầu năm nay.
Trong những ngày đầu năm, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật thuế mới áp dụng lên những người dân của nước này. Theo đó, cắt giảm thuế có từ thời tổng thống Bush sẽ tiếp tục được duy trì cho những cá nhân có thu nhập dưới 400.000 USD (hoặc gia đình thu nhập dưới 450.000 USD), đồng thời cắt giảm chi tiêu công sẽ bị hoãn lại hai tháng.
Bên cạnh đó, quốc hội cũng bao gồm một danh sách phức tạp quy định về thuế doanh nghiệp, từ những ngành sản xuất năng lượng đến các đường đua NASCAR. Và có vẻ như mọi thứ đang cực kỳ lộn xộn.
1. 9 tỷ USD cho các ngân hàng và công ty đa quốc gia Đạo luật mới của Mỹ tiếp tục duy trì quy định có từ năm 1997, cho phép các nhà sản xuất và ngân hàng lớn được trì hoãn thuế với các loại giao dịch tài chính đặc biệt được biết đến như là “tài chính hoạt động”. Chi phí cho ngoại lệ này lên tới 9 tỷ USD mỗi năm song các nhà phân tích cho rằng nó chỉ khiến các công ty tạo thêm việc làm ở nước ngoài, thay vì thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế trong nước. Mặc dù vậy, các ông lớn như GE hay JP Morgan lại tích cực vận động cho điều khoản này vì nó “giúp họ cạnh tranh ở nước ngoài tốt hơn”. |
2. Thuế rượu Rum Thêm một điều khoản nữa được duy trì dù có tuổi đời khá lâu, đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 13,5 USD mỗi gallon rượu Rum được sản xuất hay nhập khẩu vào Mỹ. Do tính thuế thấp, các nhà sản xuất rượu ở Puerto Rico cảm thấy cực kỳ hào hứng bởi đây là mức thuế quá lý tưởng cho hoạt động kinh doanh của họ. |
3. Thuế cho “khu vực tự do” Quốc hội Mỹ tiếp tục miễn thuế cho “khu vực tự do” (Liberty Zone) thêm một năm nữa. Chủ định của việc này là để khôi phục lại khu Trung tâm thương mại thế giới cũ sau vụ khủng bố ngày 11/9. Tuy nhiên, những khoản tiền được lợi từ đặc ân này và cách sử dụng nó gây ra một cuộc tranh cãi lớn, khi mà hầu hết các dự án được triển khai chủ yếu là nhà ở cao cấp cùng trụ sở các công ty siêu lớn. |
4. Thuế cho NASCAR Tồn tại từ năm 2004, những người xây dựng đường đua xe hơi sẽ được cắt giảm thuế, nhằm mục tiêu giúp NASCAR cạnh tranh ngang hàng với những sân chơi tương tự khác. Tuy nhiên, người ta tự hỏi điều đó có thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà 43 triệu USD thiệt hại trong 2 năm qua do sự cắt giảm này cũng không hề nhỏ. |
5. Thuế năng lượng Trong thỏa thuận mới, ưu đãi thuế cho sản xuất năng lượng gió tại Mỹ sẽ tiếp tục được kéo dài, ngăn nghành công nghiệp này khỏi việc bị thu hẹp quy mô. Tuy nhiên, điều đáng nói là không chỉ có năng lượng xanh được cổ vũ, sản xuất than tại Indian Lands cũng tiếp tục được hỗ trợ thêm 2 USD mỗi tấn. Mặc dù chi phí cho việc này không hề lớn (khoảng 1 triệu USD mỗi năm) song nó cho thấy sự mâu thuẫn trong các tuyên bố về phát triển năng lượng sạch của Mỹ. |
6. Thuế cho đường sắt Thêm một năm nữa, công tác bảo trì đường sắt ở Mỹ sẽ nhận được ưu đãi thuế lớn – ước tính khoảng 165 triệu USD mỗi năm. Theo đó, lí do các nhà chức trách đưa ra là họ lo lắng rằng rất nhiều trong số hàng trăm đường sắt ngắn sẽ bị từ bỏ do đóng góp hạn chế của chúng, mà sẽ trực tiếp gây ra rối loạn cho mạng lưới giao thông quốc gia. |
7. Thuế cho phim ảnh và truyền hình Đạo luật mới cũng sẽ khiến cho chi phí từ việc giảm thuế đặc biệt với các bộ phim hay chương trình truyền hình ở Mỹ được kéo dài thêm (khoảng 75 triệu USD mỗi năm). Cụ thể, nếu ¾ các chương trình này sản xuất ở Mỹ, họ có thể tiết kiệm đến 15 triệu USD chi phí. Thậm chí, nếu làm phim ở các khu vực thu nhập thấp, họ có thể tiết kiệm đến 20 triệu USD. |
8. Thuế giao thông công cộng Không chỉ các tập đoàn lớn được lợi từ đạo luật mới, những quy định được áp dụng trong năm 2013 cũng cổ vũ người dân đi làm bằng các phương tiện công cộng, dù chi phí cho việc này lên tới 220 triệu USD. Theo đó, trước đây người sử dụng lao động sẽ được hưởng lợi 240 USD mỗi tháng chi phí đậu xe miễn thuế nếu nhân viên lái xe đi làm. Con số này chỉ là 125 USD trong trường hợp người lao động đi xe bus. Tuy nhiên, giờ thì cả hai đã được đưa về cùng cấp độ. |
Vũ Vũ
Theo Washingtonpost/ Infonet