Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cột khói kỳ lạ được chụp từ ngoài Trái Đất

Núi lửa Raikoke đã phun trào lần đầu kể từ năm 1924. Khối tro bụi từ vụ nổ lớn đến mức phi hành gia trên trạm ISS cũng có thể nhìn thấy.

Ve tinh NASA chup nui lua anh 1
Theo Business Insider, lần đầu tiên sau gần một thế kỷ, núi lửa Raikoke ở Thái Bình Dương đã phun trào vào tuần trước. Vụ nổ chọc thủng các tầng mây, khiến phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế cũng có thể nhìn thấy.
Ve tinh NASA chup nui lua anh 2
Núi lửa Raikoke thuộc quần đảo Kuril ngoài khơi Nga và rất gần phía bắc Hokkaido (Nhật Bản). Ngày 22/6, cột tro hình nấm xuất hiện trên miệng núi lửa rộng gần một km.
Ve tinh NASA chup nui lua anh 3
Nhà nghiên cứu Simon Carn cho biết cột tro bụi vượt quá độ cao 10 dặm (khoảng 16 km). Vệ tinh Terra của NASA đã chụp được hình ảnh vụn núi lửa màu nâu bay xuyên qua các đám mây tầng bình lưu.
Ve tinh NASA chup nui lua anh 4
Ở độ cao 6.2 dặm so với mặt đất, tro bụi từ núi lửa có thể tàn phá máy bay gần đó. Theo NASA, trung tâm nghiên cứu ở Tokyo và Alaska đã theo dõi vụ nổ, đồng thời đưa ra một số hướng dẫn cho các phi công.
Ve tinh NASA chup nui lua anh 5
Khí sulfur dioxide và tro từ núi lửa cũng khiến ánh sáng mặt trời phản xạ mạnh hơn, làm cho Trái Đất lạnh dần. Các nhà khoa học tin rằng vụ phun trào Tambora (Indonesia) gần 2 thế kỷ trước đã gây ra đợt rét chết người ở New England và châu Âu những năm sau đó.
Ve tinh NASA chup nui lua anh 6
Tuy nhiên, chỉ 24h sau vụ phun trào, các vệ tinh NASA cho thấy cột tro của Raikoke đã tan biến và không còn nhìn rõ trên nền mây trắng tầng bình lưu.
Núi lửa cao nhất châu Âu ở Italy 'thức giấc', phun trào dung nham Etna, ngọn núi lửa còn hoạt động cao nhất châu Âu, phun trào vào cuối tuần này, giải phóng một lượng lớn dung nham và tro bụi ở đảo Sicily nhưng không đe dọa các thị trấn lân cận.

Núi lửa ở Lý Sơn - Bình Châu phun trào 11 triệu năm trước

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định cụm núi lửa ở Lý Sơn - Bình Châu (Quảng Ngãi) có chế độ phun trào khác nhau, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.








Hữu Chiến

Ảnh: Business Insider, USGS, The Sun.

Bạn có thể quan tâm