Phủ chủ tịch, Đại học tổng hợp, bốt Hàng Đậu, bệnh viện K là 4 trong số 10 công trình mang kiến trúc Pháp cổ ở thủ đô từng được đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị.
|
Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris.
|
|
Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. |
|
Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. |
|
Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước sinh hoạt có từ thời Pháp thuộc xây dựng trên ngã 6 phố Hàng Đậu - Hàng Than - Quán Thánh - Hàng Lược - Hàng Giấy - Phan Đình Phùng. Tháp nước này do người Pháp xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, nhiều người lầm tưởng đó là lô cốt nên cái tên 'Bốt Hàng Đậu' trở nên quen thuộc từ đó tới nay. |
|
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3/9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và đưa vào hoạt động năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ. |
|
Bảo tàng do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa. Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m. |
|
Trường THPT Chu Văn An được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycee du Protectorat nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ. Tuy nhiên trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay.
|
|
Toà nhà cổ kính đẹp nhất trong ngôi trường ban đầu có tên La villa Schneider lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ. Năm 1999, tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường với tên gọi Nhà Bát Giác. |
|
Sở Tài chính được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928. Hiện nay, nơi này là trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928.
|
|
Bắc Bộ Phủ là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 toà nhà được đổi tên lại là Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Kết thúc Chiến trang Đông Dương 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ. |
|
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện đại học Đông Dương do kiến trúc sư ngươì Pháp là Ernest Hébrad thiết kế năm 1926. Toà nhà hiện nay ở số 19 phố Lê Thánh Tông, cổng chính nhìn thẳng sang phố Lý Thường Kiệt. |
|
Để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư của nhân dân khu vực Đông Dương, một tổ chức tư nhân Pháp mang tên: Viện Radium Đông Dương đã ra đời tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 10 năm 1923 do ông Pièrre Moullin phụ trách. Viện hình thành trên toà nhà hai tầng 3 mặt tiền trên phố Tràng Thi, Quán Sứ, Hai Bà Trưng (xây dựng những năm 1915-1920). Dòng chữ Institut du Radium de L'Indochine vẫn được giữ nguyên vẹn trên mặt trước viện.
|
|
Cái tên Bệnh viện K được đổi từ 17/7/1969 và dùng cho tới hiện nay, những đường nét hoa văn cổ kính đặc trưng vẫn còn đậm nét trên toà nhà 2 tầng gần 100 năm tuổi. |
|
Phủ toàn quyền Đông Dương do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Đây là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương, toà nhà có phong cách hoàn toàn Châu Âu. Năm 1945, toà nhà được đổi tên thành Phủ Chủ Tịch. Trong 15 năm, từ năm 1945 đến năm 1969, tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu trong nước và ngoài nước. |
Để cụ thể hóa Luật thủ đô, trong số các phố cổ, làng nghề, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần được bảo tồn, phát huy giá trị. Theo đó, 10 công trình được UBND thành phố đã được đề xuất là Phủ chủ tịch, Nhà khách Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân, Nhà hát lớn, Bệnh viện K, Bảo tàng lịch sử, trường Chu Văn An, ĐH Tổng hợp, bốt Hàng Đậu. |
Hà Nội
nhà pháp cổ
nhà hát lớn
bốt hàng đậu
bảo tồn
cổ kính